BRUNO FERNANDES: THIÊN TÀI, THIÊN TAI HAY ĐƠN GIẢN CHỈ LÀ THIÊN THỜI?
- Nguyễn Hữu Trung
- Dec 25, 2022
- 4 min read

Bủ Nô.
Bủ Nô là cái tên đã gây nên rất, rất nhiều chia rẽ và xung đột bên trong cộng đồng bóng đá học thuật kể từ khi đặt chân đến Old Trafford. Là nguồn cơn của giai thoại đã kéo dài tới nay là ngót nghét hai năm, và vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Với số phe phái tham chiến đông hơn cả trận chiến thượng đỉnh ở Marineford và các luận điểm được nhai nát hơn cả cái phòng thay đồ của đội tuyển Bỉ hiện tại.
Kẻ chê thường công kích vào những nhược điểm to tổ chảng trong skillset của Bruno, như là: first touch kém, không biết rê, mất bóng nhiều…Luận điểm về cơ bản là nhắm vào bộ kỹ năng chân cẳng cực kì hạn chế của cầu thủ người Bồ Đào Nha, bộ kỹ năng của một cầu thủ tier 2.
Người khen thì đơn giản hơn, họ chỉ cần đưa ra những cái fact đã hiện chình ình ra trước mắt. Tier 2 tại sao stats khiếp thế, sao gánh Bồ khiếp vậy? Tier 2 tại sao từ Erik ten Hag đến Ralf Rangnick, toàn tactician cỡ bự cả đấy, sao họ vẫn quyết dùng? Chả nhẽ những HLV hàng đầu thế giới lại thua các chiên da tự phong?
Trước hết, phải hiểu là cả hai mệnh đề trên đều…không sai. Mà ngược lại, chúng hoàn toàn có thể tồn tại song song. Vì thuật ngữ “tier” mà chúng ta đang dùng đánh giá cầu thủ trong môi trường chân không, cơ mà thực tế nó lại hiếm khi tách ra riêng rẽ được như thế. Một trường hợp khác với rất nhiều điểm tương đồng với Bruno đó là Pippo Inzaghi. Một huyền thoại ghi tới 46 bàn thắng sau 81 lần ra sân ở Champions League(stats khủng, tick), nhưng nếu đem so skillset ra, Inzaghi…chẳng giỏi cái gì cả. Lão không nhanh, không khoẻ, không khéo, cũng không hoạt động rộng đóng góp cho lối chơi chung(cụt chân, tick). Xét theo tham chiếu đó mà gọi Bruno là tier 2 thì có khi Pippo phải gấp đôi số 2. Thậm chí ngay cả kỹ năng dứt điểm của Inzaghi cũng chẳng phải xuất sắc lắm, thế nhưng anh ta vẫn luôn là một trong những mắt xích không thể thiếu của Milan trong thời kỳ đỉnh cao của mình chỉ nhờ một thứ vũ khí, đấy là chọn vị trí, kèm thêm một chút sự tinh quái. Inzaghi chọn vị trí để tap-in, ăn rebound, còn Bruno chọn vị trí đẹp để chuyền láo. Inzaghi nhiều lần may mắn thoát được bẫy việt vị, thì Bruno cũng hay may mắn tung ra được một killler pass khét lẹt vậy.
Nếu được chọn lựa, dĩ, chẳng ai sẽ muốn có những mẫu cầu thủ flaws đầy mình như Bruno hay Inzaghi trong đội hình cả. Cũng chả có lò đào tạo nào lại muốn hướng các cầu thủ của họ phát triển theo hướng đó hết. Đơn giản là họ gặp thời, và có thể là cả gặp may nữa. Mình cũng không thích mẫu cầu thủ như Bruno, nhưng chúng ta phải chấp nhận thực tế rằng sẽ luôn có những gã dị biệt sống ngoài vạch kẻ lề như thế. Trước trận chung kết UCL 2006-2007, giữ Gilberto và một Inzaghi đang tụt form thảm hại, Ancelotti chọn tin Inzaghi. Khi được hỏi tại sao, Carletto trả lời đơn giản: “Tôi cảm giác cậu ấy sẽ làm được một điều gì đó ngày mai, vì cậu ấy là Inzaghi mà”. Nếu bạn hỏi fan MU tại sao lại cuồng một thằng “tier 2 tốn bóng” như thế, chắc hẳn họ cũng sẽ trả lời như vậy thôi.
Football is far, far beyond tactics and theory. That’s why we all love it.
Và cũng phải khẳng định luôn, Bruno dưới sự dẫn dắt của Ten Hag đã cho thấy một sự tiến bộ, dù không quá lớn, nhưng đáng ghi nhận so với chính anh ta của mùa giải trước. Ý thức vị trí tốt hơn, nắn nót hơn, hạn chế sút bậy hơn. Các con số thống kê cũng ủng hộ điều này: số đường chuyền dài hỏng của Bruno/90’ đã giảm từ 3.1 xuống chỉ còn 2.1, số cú sút/90’ giảm từ 3 xuống còn 2, nhưng số keypass/90’ vẫn giữ nguyên ở mức 2.5/90’(thống kê xét riêng ở EPL, theo whoscored). Tốt thì phải ghi nhận, cực đoan quá nhiều khi cũng không phải cái hay.
Chưa cần biết “Maradona vùng Novara” có thể tiến hoá như cách Mueller đã từng không, nhưng chắc chắn anh ta đang, và sẽ còn là một phần quan trọng ở cả tuyển QG lẫn CLB trong một thời gian dài nữa. Và hơn hết, đang là một trong những cá nhân chơi chói sáng nhất ở kỳ World Cup hiện tại, là người gánh đội tuyển Bồ Đào Nha theo đúng nghĩa. Trong một giải đấu mà, ironically, Kevin de Bruyne chơi cực tệ. Mà như mình cũng đã chỉ ra, đặc thù của bóng đá cấp độ đội tuyển và cả lối chơi của Bồ Đào Nha đều là môi trường cực kì thích hợp cho Bruno vùng vẫy.
Differently wired, differently awesome.
Comments