top of page

THE VISUAL LANGUAGE OF BBC’ SHERLOCK.

  • Writer: Nguyễn Hữu Trung
    Nguyễn Hữu Trung
  • Sep 10, 2022
  • 7 min read

Updated: Sep 25, 2022

My fav TV series oat:v, nên sẽ làm nó...chuyên môn lên tí.


Trước khi vào đề, mình sẽ giới thiệu qua một chút về series.


Thì Sherlock là một series phim truyền hình của Anh lấy bối cảnh hiện đại, dựa trên bộ truyện trinh thám nổi tiếng Sherlock Holmes của nhà văn Arthur Conan Doyle. Bộ phim là tác phẩm của Steven Moffat và Mark Gatiss, với Benedict Cumberbatch trong vai Sherlock Holmes và Martin Freeman trong vai bác sĩ John Watson. Sau tập phim đầu tiên chưa được phát sóng vào năm 2009, mùa một bao gồm ba tập dài 90 phút đã được phát sóng trên kênh BBC One và BBC HD vào tháng 7 và tháng 8 năm 2010. Ba tập tiếp theo của mùa hai được phát sóng vào tháng 1 năm 2012. Mùa ba được phát sóng đầu năm 2014. Series chính thức kết thúc vào đầu năm 2017, với 3 tập phim của mùa bốn. Ở cuối mùa 3, năm 2016, chúng ta còn có một thêm một tập phim đặc biệt: The Abominable Bride, đưa Sherlock trở về đúng bối cảnh trong nguyên tác.


Series của BBC là một ví dụ của việc làm sao để chuyển thể những câu chuyện quen thuộc à vẫn gây được hào hứng cho người xem. Sherlock của BBC là một nhân vật có một số sự khác biệt đáng kể so với nguyên tác: cứng đầu hơn, láo lol hơn, energetic hơn, hành xử cực kì ngẫu hứng, thích show-off ra vẻ và rất quái. Benedict Cumberbatch có màn hóa thân quá xuất sắc, lột tả được hết sự “high functioning sociopath” của Sherlock.


Plot được xây dựng khá chặt chẽ, nhất là ở tập một mùa một(các tập sau một vài tập bỏ qua xừ mất phần foreshadowing). Các câu thoại rất thông minh, đúng với đặc trưng của các bộ phim UK. Mỗi tập dài tới 90’ nhưng nhịp độ rất dồn dập và lôi cuốn. Cách kể chuyện thông minh và đầy sáng tạo. Tóm lại là hai phần đầu xuất sắc, phần ba tạm ổn, phần bốn nhôn lừ, suggest xem đến hết tập đặc biệt Abominable Bride thôi cho đỡ phải rửa mắt.


Tuy nhiên, dù thành công của bộ phim thường sẽ được ghi nhận phần nhiều cho bộ đôi biên kịch, chúng ta cũng không nên bỏ qua vai trò của đạo diễn người Scotland, Paul McGuigan, người làm nên tên tuổi với những bộ phim như “Lucky Number Slevin” hay “Push”. Ông đã đạo diễn 6 tập phim đầu tiên của series, tạo nên một thứ visual language hết sức riêng biệt.


Bài viết được tổng hợp, biên tập và lược dịch từ những nguồn đặt ở cuối bài.


Texts-as-mise-en-scene:

Đây là một trong những nét riêng đặc trưng và độc đáo nhất của series Sherlock BBC: có rất nhiều đoạn text được hiện lên ngay giữa phân cảnh, phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Thực chất thì series Sherlock không hẳn là lần đầu tiên concept trên được áp dụng, tuy nhiên mình khá chắc rằng Sherlock là series đầu tiên áp dụng nó một cách thực sự đột phá và hiệu quả. (dù đúng là đôi lúc có hơi lạm dụng) McGuigan ban đầu đã nảy ra ý tưởng này vì không muốn có những cảnh quay màn hình điện thoại.


*Một fact nho nhỏ: tập phim cuối mùa một (“The Great Game”), được quay sau tập đầu tiên(A Study in Pink), điều này cho phép biên kịch Moffat và đội ngũ của tập đầu tích hợp được nhiều hơn những phần on screen text của McGuigan. Chính vì thế nên bạn sẽ thấy chúng xuất hiện ở tập đầu tiên nhiều hơn đáng kể so với tập cuối.


Đầu tiên là với những đoạn tin nhắn. Tbf, sẽ là không hề nói quá nếu như ta nhận xét rằng series Sherlock đã đặt ra một chuẩn mực cho việc trình bày các dòng tin nhắn nói riêng, và những gì diễn ra trên màn hình laptop/điện thoại nói chung. Ở tất cả những phân cảnh có text messages trong Sherlock, nội dung của những đoạn tin nhắn đó sẽ được đưa trực tiếp lên khung hình, thay vì qua những hộp chat, những bong bóng, hay màn hình điện thoại. Thứ sẽ cho ta biết ai là người gửi những đoạn tin nhắn kia là chữ kí ở dưới cùng của tin nhắn, thay vì sử dụng màu sắc/màn hình nhắn tin như thông thường - tất cả chúng đều có màu trắng, cùng font(AF Generation Z) - điều này được duy trì nhất quán qua cả bốn mùa phim. Đây là một điểm cộng lớn, vì thiết kế này trông hết sức gọn gàng và hài hòa.


Những lợi điểm đáng chú ý nhất của việc này bao gồm:


- Giữ các phân cảnh không bị gián đoạn, có thể đưa được cả action và reaction của nhân vật vào trong cùng một khung hình. Ví dụ, khi thanh tra Lestrade nhận tin nhắn của Sherlock(hình dưới), ta có thể thấy được cả phản ứng của ông ta khi nhận tin và nội dung đoạn tin nhắn trong cùng một khung hình, thay vì phải quay màn hình tin nhắn rồi mới chuyển cảnh về reaction.

  • Đưa người xem vào trong tâm trí và góc nhìn của các nhân vật. Series Sherlock đã thực hiện điều này hết sức tỉ mỉ: nếu như nhân vật là người nhận tin nhắn, cả đoạn text sẽ hiện lên cùng lúc; còn ngược lại, nếu họ là người đang type đoạn tin nhắn, các con chữ sẽ xuất hiện lần lượt, hệt như cái cách mà chúng sẽ hiển thị ở góc nhìn của người nhắn tin. Kết hợp với lợi điểm thứ nhất, nó sẽ giúp đem khán giả lại gần với các nhân vật hơn.

  • Một cách hiệu quả để đưa thông tin cho khán giả. Ví dụ như những đoạn tin nhắn ở đầu phim, nó đã giúp gián tiếp giới thiệu một phần nét tính cách của Sherlock, dù cho nhân vật còn chưa xuất hiện.

Deduction scenes:

Việc cố gắng đặt người xem vào góc nhìn và tâm trí của nhân vật càng trở nên cần thiết hơn trong những phân đoạn suy luận của Sherlock - một phần không thể thiếu trong tất cả các tập phim. Như chính McGuigan đã khẳng định:“The whole thing was really about how to get inside of Sherlock’s head. For me, it was really important for the audience to be in on it rather than be away from it … I think, as an audience member, when you’re watching it, you kind of lean into it a little bit more because what we’re really offering up is a way into Sherlock.”. Paul McGuigan tiếp tục sử dụng những đoạn text(font P22 Johnston Underground, khác font với các đoạn tin nhắn) để đưa các chú thích & thông tin bổ sung cho những sự quan sát và tư duy trong quá trình brainstorm của Sherlock, giúp người xem dễ dàng theo dõi và nắm bắt được những gì đang diễn ra trong đầu của cậu em nhà Holmes. Nhưng kể cả khi không có những dòng text, thì những cú máy/hình ảnh cận cảnh và chuyển động của camera, bổ trợ bởi hiệu ứng âm thanh đi kèm theo các dữ kiện cũng vẫn đã làm rất tốt việc này. Tóm lại, thay vì đặt người xem vào observational perspective như thông thường, dưới bàn tay của Paul McGuigan, họ sẽ được thử nhìn nhận mọi thứ theo cách của Sherlock Holmes, từ đó cảm nhận rõ hơn được sự thiên tài của nhân vật này.

Ngoài ra, những dòng text đôi khi còn là một sự liên hệ tới nguyên tác của Conan Doyle, thông qua nội dung các blog của John Watson.


Tuy nhiên, bên cạnh những technique để kéo người xem lại gần với các nhân vật, McGuigan cũng có những chiêu trò để giữ họ ở một observational perspective khi cần. Trong những phân đoạn như thế, hoặc là góc quay sẽ được đặt ở một vị trí ẩn, hoặc Paul sẽ sử dụng một kỹ thuật gọi là “Frame within a frame” - tức là có gì đó che khuất một phần khung hình để tạo nên một khung hình thứ hai bên trong khung chính, nhằm hướng sự chú ý vào chủ thể chính trong khung hình, nhưng đồng thời tạo cảm giác như thể scenario này đang diễn ra trong một không gian khác với chúng ta, và chúng ta không hoàn toàn nắm bắt được những gì đang diễn ra. Frame thứ hai thường là cửa sổ, hoặc thứ gì đó tương tự. Phân đoạn Sherlock và Moriarty ở trong hai phòng giam kế nhau(tập “The Reichenbach Fall”) là một ví dụ.

Ở những phân đoạn Watson và Sherlock ngồi taxi cùng nhau cũng vậy: góc máy luôn được đặt ở bên ngoài xe, nếu như họ đang thảo luận về vụ án. Nó tạo cho người xem một cảm giác của người ngoài cuộc, chỉ có thể lắng nghe bộ đôi này thảo luận - như thể ta đang bị đẩy ra xa khỏi sự thật vậy. Ngoài ra, việc đặt máy quay ở bên ngoài cũng giúp hình ảnh đường phố London phản chiếu đè mờ lên chính các nhân vật đang ngồi trong xe. Theo như Paul McGuigan chia sẻ, ông muốn khán giả cảm nhận được một London hối hả và hiện đại ở ngoài kia, tạo ra một cảm giác rằng “cuộc sống vẫn đang tiếp diễn xung quanh họ”. Máy quay chỉ được đặt ở trong xe nếu đó là cuộc trò chuyện mang tính cá nhân giữa các nhân vật.

“We just drove around there at nighttime for hours and hours, mental as hell and everyone looking at me like, ‘This is all your fault.’ I’m like, ‘Yeah, but it’s going to be great, it’s going to look great.’”. It actually did look great, by the way.


Transitions:

Trong Sherlock, có rất nhiều kỹ thuật chuyển cảnh được áp dụng, từ fade in, fade out, straight cut…; tuy nhiên, kiểu transition được sử dụng thường xuyên nhất là walk by(pass by) effect - một vật thể/người nào đó sẽ di chuyển cắt ngang qua màn hình, để mở ra phân cảnh mới. Hoặc đôi khi, máy quay sẽ di chuyển cắt qua một vật thể chắn, sau đó chuyển cảnh sang phân cảnh tiếp theo. Một kiểu transition khác hết sức sáng tạo nữa mà chúng ta có thể tìm thấy trong Sherlock là các nhân vật mở một cánh cửa, sau đó cánh cửa sẽ mở ra một không gian hoàn toàn không hề có kết nối với địa điểm ban đầu. Tuy nhiên, cho dù lựa chọn transition nào, Paul McGuigan và các cộng sự đều đảm bảo chúng được xử lý thật chỉn chu và mượt mà.


*References:


Comments


bottom of page