top of page

RETRO#1: JOSE MOURINHO’ REAL MADRID STORY(P1): 2010/2011 - FEAR AND LOATHING.

  • Writer: Nguyễn Hữu Trung
    Nguyễn Hữu Trung
  • Sep 3, 2022
  • 23 min read

Updated: Sep 12, 2022

“I am Jose Mourinho, and I do not change. I arrive with all my qualities and defects”

Ngày 31/5/2010, một tuần sau khi chia tay Manuel Pellegrini, Real Madrid chính thức bổ nhiệm Jose Mourinho ngồi vào chiếc ghế HLV của CLB. Một bản hợp đồng 4 năm, và €8M đền bù cho Inter Milan.


Real Madrid vừa có một mùa giải trắng tay: họ về đích thứ hai ở La Liga, kém đại kình địch Barcelona 3 điểm. Ở Champions League, họ bị Lyon loại ở vòng 1/16 - lần thứ 6 liên tiếp. Kết quả đáng thất vọng này đã dẫn đến sự thay đổi trên băng ghế huấn luyện. Sau mùa giải 2009-2010 giành cú ăn ba thần thánh cùng Inter, kèm theo một chiến thắng kinh điển trước Barcelona ở bán kết, rõ ràng người Madrid có cơ sở để tin Jose sẽ là liều thuốc giải cho thứ ma thuật của Guardiola, cũng như hướng đến giấc mộng “La Decima” mà Real Madrid vẫn miệt mài theo đuổi suốt 8 năm qua. Niềm tin tuyệt đối của BLĐ dành cho Jose Mourinho được thể hiện qua chính phát ngôn của Florentino Perez, rằng "Mùa hè năm nay, Mourinho chính là Galactico của chúng ta."


Và đây, là phần đầu của cuộc hành trình ba năm của Jose Mourinho tại sân Bernabeu.


♤ Chuyển nhượng


Mùa hè năm đó, Real Madrid đưa về tổng cộng 7 tân binh, ngốn tổng cộng £109M, bao gồm: Angel di Maria từ Benfica(£33M); Mesut Özil từ Wender Bremen(£18M); Sami Khedira từ VFB Stuttgart(£14M); Pedro Leon từ Getafe(£10M); Ricardo Carvalho từ Chelsea(£8M); Sergio Canales từ Racing(£6M) và Adebayor mượn từ City với mức phí £4M. Có thể thấy rõ rằng BLĐ Real Madrid đã tạo điều kiện hết sức cho Mourinho xây dựng nên một đội hình theo ý muốn của ông.


Ở chiều đi, Van de Vaart - người rõ ràng không nằm trong kế hoạch, được bán sang Spurs với mức giá £10.5M. Hai công thần Guti Haz và Raul Gonzalez lần lượt gia nhập Besiktas và Schalke 04 dưới dạng CNTD.


♤ Patterns of play:

Mùa giải 2010-2011, như thường lệ, là lúc Mourinho bắt đầu xây dựng bộ khung và áp đặt ý tưởng lên đội bóng của ông. Cho dù gây dựng tên tuổi với sơ đồ 433(và các biến thể) từ khi còn ở Porto cho tới lúc dẫn Chelsea, Mourinho thực chất đã chuyển dần sang sơ đồ 4231 hiện đại hơn ở Inter Milan, đặc biệt là trong những trận cầu đinh ở UCL. Khi tới Real Madrid, ông tiếp tục tin lựa chọn sơ đồ này cho đội bóng của mình.


Tuy nhiên, có một điều cần phải lưu ý: Real Madrid của Mourinho KHÔNG phải là một đội bóng chơi phòng ngự phản công. Đây là một sự nhầm lẫn hết sức tai hại. Họ có phản công, nhưng mà là phản công theo tình huống(vd: cầu thủ đối phương mất bóng, Ozil tỉa một đường chọc khe thẳng cho Ronaldo chẳng hạn). Trên thực tế, Mourinho cũng không phải một HLV của triết lý phòng ngự phản công, và chẳng HLV nào có triết lý như thế mà tồn tại được ở các elite teams cả.


Cái mà các bạn đang lầm tưởng là “phòng ngự - phản công”, thực tế nó là quick transational play - chuyển đổi trạng thái thật nhanh từ thủ sang công. Mourinho tin rằng khối đội hình của đối phương sẽ trở nên disorganised và vulnerable nhất khi đang cầm bóng, và các đội bóng của ông luôn tìm cách tấn công đối thủ trong trạng thái này. Điều này cũng giải thích cho quan niệm cầm càng ít bóng thì càng ít vấn đề của Mou, cũng như lý do tại sao The Special One bị out meta - nhưng chúng ta sẽ không đi quá sâu vào vấn đề này.


Bộ khung chính bao gồm thủ quân Iker Casillas trấn giữ khung thành, bộ tứ vệ Ramos - Carvalho - Pepe - Marcelo. Cặp double-pivot tuân theo đúng concept một tĩnh - một động, với holding midfielder Xabi Alonso đá cặp với Khedira, hoặc đôi khi là Diarra. Bộ tứ trên hàng công là Cristiano Ronaldo - Mesut Özil - Di Maria cùng với một trong hai số 9 Benzema/Higuain. Trong hai cầu thủ này thì Benzema là người được ưu tiên hơn, với 48 lần ra sân. Tuy nhiên, trong các big match thì Adebayor lại là người được tin dùng hơn cả, nhờ khả năng càn lướt của mình.


Real Madrid build-up với một khối 2-4 cơ bản, với Xabi là người lùi sâu hơn trong cặp double-pivot. Đôi khi Özil cũng sẽ drop về để nhận bóng từ tuyến dưới. Tuy nhiên, với việc luôn có hai tiền đạo có thể tranh chấp tốt bóng một là Ronaldo và Benzema/Higuain, Real Madrid không bao giờ ngần ngại tung ra những pha chuyền dài xuyên tuyến mỗi khi có cơ hội, nhờ vào bộ kỹ năng chuyền bóng hoàn hảo của Xabi. Ưu tiên của Real Madrid mỗi khi có bóng luôn là đưa bóng cho bộ tứ trên hàng công nhanh nhất có thể. Khả năng chuyền bóng ở nhiều cự ly khác nhau của Alonso cũng cho phép Real Madrid switch play rất dễ dàng trước những khối mid/low block khó chịu. Vai trò của Xabi Alonso giống như Toni Kroos bây giờ vậy, anh là trái tim của cả hệ thống, là người cầm nhịp và giữ tempo. Tuy nhiên, điều này đôi khi lại trở thành một điểm bất lợi với Real Madrid, vì đối thủ của Real Madrid có thể tìm cách khóa chặt Alonso với những khối press khoa học, không cho số 14 của Real Madrid chơi game.


Sự đáng sợ của Real Madrid ở cả ba mùa giải dưới thời Mourinho nằm ở lối di chuyển và hoán đổi vị trí cực kì khôn ngoan và biến ảo của bộ tứ Özil - Cristiano - Benzema- Di Maria. Tuy nhiên, chỉ có Ronaldo và phần nào đó là Özil mới là hai cầu thủ được phép off-ball hoàn toàn tuỳ ý. Di Maria sẽ có xu hướng đá bó vào half-space phải, trong vai trò một creator thứ hai cùng với Özil, tạo thành một shape tứ giác. Big Benz vẫn giữ nguyên xu hướng drop deep và thực hiện những pha link-up play, nhưng không lùi quá sâu như Benzema ở thời điểm hiện tại. Özil roaming cực kì rộng, nhằm nhận bóng, liên kết lối chơi và tung ra những đường killer-pass - một vai trò khá tương đồng với những Sneijder, hay Deco ở những đội bóng trước kia của Mourinho. Bộ tứ này đơn giản là bù trừ cho nhau quá hoàn hảo.


Riêng với Ronaldo, ở mùa giải 2010-2011, anh được giao một vai trò cực kì tự do - thể hiện rõ qua heatmap phía dưới. Ronaldo vẫn đang mang hơi hướng của một winger hơn, rất tích cực lùi sâu nhận bóng và kéo bóng, trước khi chuyển hẳn thành một inside forward lệch trái ở mùa giải sau. Còn khi tiến vào final-third, Ronaldo sẽ đá như một second striker cùng với Benzema, bỏ lại hành lang trái cho Marcelo khai thác. Sơ đồ 4231 giúp cặp pivot của Real Madrid cover rất hiệu quả cho những pha dâng cao của Marcelo.


Mỗi khi mất bóng, Real Madrid sẽ counterpress trong một khối 433, với Di Maria dâng cao hợp thành frontline 3 người, Xabi Alonso giữ vị trí còn Ozil lui về tuyến giữa. Một bài đánh mà các đối thủ thường xuyên sử dụng với Real Madrid là kéo lệch đội hình của họ về một phía trong giai đoạn chuyển trạng thái từ công về thủ, rồi nhanh chóng switch sang cánh còn lại, tận dụng việc Ronaldo được miễn trừ hầu hết trách nhiệm phòng ngự.


Real Madrid thường hiếm khi đẩy đội hình lên pressing quá cao, họ thường lựa chọn một khối 442 mid press. Mục tiêu thường không phải là giành lấy bóng, mà là điều hướng lối chơi của đối thủ. Theo đó, Benzema và Ronaldo sẽ tìm cách ngăn đối phương luân chuyển bóng ở trung lộ, ép họ hoặc là đưa bóng sang cánh, hoặc là nhanh chóng đưa bóng lên phía trước. Cả hai đều có lợi cho Real Madrid, nhất là trường hợp thứ hai, vì như mình đã chỉ ra ở trên: Real Madrid của Mou rất mạnh trong giai đoạn chuyển trạng thái, nên trận đấu diễn ra càng nhanh và trực diện, càng có lợi cho họ.


Còn trong giai đoạn settled defence, Real Madrid thường sẽ chuyển về khối 4312 midblock. Di Maria bó vào đá như một số 8 lệch phải, Ozil đá gần với bộ ba tiền vệ để hỗ trợ chắn passing lane và dễ phát động chuyển trạng thái. Khối rest attack sẽ gồm Benzema/Higuain đá cao nhất ghim cặp trung vệ, còn Ronaldo được tự do chọn vị trí sao cho thoải mái. Ưu tiên lớn nhất, tất nhiên, vẫn là bịt kín trung lộ và zone 14, như với bất kỳ đội bóng nào khác của Jose Mourinho. Work-rate của Di Maria là thứ bù đắp rất tốt cho Ronaldo ở cánh còn lại. CR7 hồi này không hẳn là không thể đóng góp vào khâu phòng ngự - thời gian thi đấu ở EPL đã trang bị cho Ronaldo một bộ kỹ năng phòng ngự tương đối đầy đủ, chỉ đơn giản là việc anh được xuất phát cao sẽ tối ưu hóa cầu thủ người Bồ Đào Nha hơn thôi. Việc Ronaldo gamble ở trên và không trackback, về lý thuyết, sẽ để lộ ra những khoảng trống có thể khai thác phía sau lưng anh. Tuy nhiên, điều này nói thì dễ hơn làm, vì sự xuất hiện của Ronaldo sẽ ghìm các fullback xuống, khiến họ khó dám dâng cao một cách tuỳ tiện


♤ Real Madrid 0-5 Barcelona: What went wrong?


“This is the worst defeat in my career”

2010-2011 là một mùa giải với dấu ấn lớn nhất nằm ở những trận Kinh Điển, và đây là trận đầu tiên.


Ngày 29/11/2010, Real Madrid hành quân đến Camp Nou trong khuân khổ vòng 13 La Liga, với hành trang là chuỗi 19 trận bất bại đầy ấn tương, trong đó có 7 chiến thắng liên tiếp. Đoàn quân của Jose Mourinho dẫn đầu BXH với 32 điểm, nhiều hơn đại kình địch của họ một điểm.


Ngay ở vòng đấu trước, Barca đã nhấn chìm Almeria 8 bàn không gỡ. Khi được hỏi về trận đấu này, Ronaldo bình thản:


“Nó không có nghĩa lý gì với tôi cả. Để xem thứ Hai tới họ có thể ghi được 8 bàn vào lưới chúng tôi hay không nhé.”


Well, sau khi 90’ trên sân Nou Camp khép lại, đúng là Barca không thể ghi được 8 bàn thật. Nhưng…5 bàn thì cũng chẳng phải con số khiêm tốn gì cho cam. Vậy, rốt cuộc Mourinho đã sai ở đâu?


Reactive defending, đặc biệt là trước một đội bóng đá positional play quá biến ảo như Barca(phòng ngự bị động?). Đây cũng chính là thứ khiến Mourinho trở nên “out meta” như ở thời điểm hiện tại đấy. Gần như toàn bội đội hình của Real Madrid đều phòng ngự bị động theo các cầu thủ Barcelona, và Pep đã tận dụng triệt để những nhược điểm của lối thủ này.


Trong trận đấu đó, Di Maria được đẩy sang đá cánh trái, còn Cristiano ở bên phải. Ý đồ là rất rõ ràng: Di Maria, người có work-rate tốt hơn được giao nhiệm vụ theo sát Dani Alves - nhiệm vụ được Chivu đảm nhận ở bán kết mùa trước Trong khi đó, Mourinho hiểu rõ Abidal sẽ không overlap, điều này đồng nghĩa với việc Ronaldo sẽ không phải track-back quá sâu và có thể chọn vị trí cao hơn khi thủ nhằm chờ đợi cơ hội từ những pha chuyển trạng thái. Tuy nhiên, không phải là Cristiano không có đóng góp gì trong phòng ngự - cách chọn vị trí của anh ít nhất cũng sẽ không cho phép Barca lên bóng ở cánh trái. Tuy nhiên, nó lại giúp Barca mở ra những khoảng trống khác để khai thác, mà sẽ trình bày rõ hơn ở đoạn sau.


Về cơ bản, đây sẽ là cách match-up trong hệ thống reactive defence Real Madrid:


•Ronaldo - Benzema vs Pique - Puyol - Abidal


•Di Maria - Marcelo vs Pedro - Alves(2)


•Ramos vs Villa(3)


•Carvalho - Pepe - Alonso - Khedira vs Messi.(4)


Ý tưởng của Barca trong trận này là tìm cách phá vỡ mối liên kết giữa hai pivot của Real Madrid, từ đó khoan phá vào zone 14. Họ làm điều này bằng cách khai thác hai khu vực half-space, buộc các pivot của Real Madrid phải di chuyển liên tục theo chiều ngang.


Cụ thể?


Ở các match-up (2) và (3), Villa, Pedro và Alves đều được chỉ đạo đẩy cao và chơi gần với đường biên dọc. Mục đích là ghim thật sâu Di Maria, Marcelo và Ramos, không cho dâng lên hỗ trợ phòng ngự khu vực half-space. Ở half space bên trái, Ronaldo cũng không trackback, Ramos bị ghim chặt => Iniesta được tự do khai thác.

Việc để Iniesta được tự do chơi between the lines ở half-space trái khiến khối thủ của Real Madrid bị kéo dãn khá nhiều, và khả năng off-ball thông minh của anh cũng giúp những bài đánh của Barca diển ra trơn tru hơn hẳn.

Heatmap của Iniesta trước Real Madrid.


Còn với match-up (1), đây là tuyến áp lực đầu tiên của Real Madrid, do Barca sẽ chuyển qua khối 3-2 khi build-up. Busi lui xuống đá ngay trước backline, Xavi chơi sát kế bên. Cả Ronaldo lẫn Benzema đều hoàn toàn không biết cách sử dụng cover-shadow để che chắn passing lanes tới Busquets/Xavi, vì thế Barca rất dễ dàng thoát khỏi lớp áp lực đầu tiên dựa vào press-resistence của bộ đôi trên. Họ sẽ chủ động lôi kéo bộ đôi này về phía cánh phải, rồi luân chuyển bóng và tịnh tiến ở cánh đối diện. Với việc cả trục trái của Real Madrid bị đè rất sâu, cộng với sự xuất hiện của Xavi, Barca không gặp trở ngại nào khi lên bóng ở phía này. Pique thậm chí còn có thể tự kéo bóng lên trong một số thời điểm.


Từ đây, Barca sẽ có hai lựa chọn để break lines:


•Thực hiện những đường diagonal ball sang half-space trái(theo hưởng tấn công) cho Iniesta. Như đã nói ở trên, Ronaldo không trackback và Ramos không thể dâng lên can thiệp, nên khi cặp double-pivot của Real Madrid di chuyển qua, những khoảng trống sẽ lộ ra và Messi có thể drop về nhận bóng.(cre ảnh: JM Football)

•Messi di chuyển qua half-space phải nhận bóng, khiến gần như cả khối thủ của Real Madrid xô theo, sync với match-up (4). Lúc này Villa thường sẽ là người được để trống, và Barca có thể nhanh chóng switch play sang cho số 7 của họ.


Trên thực tế, bàn thua thứ hai của Real Madrid cũng bắt nguồn từ một pha bóng như thế. Iniesta thực hiện một tình huống chạy chỗ cắt từ half-space vào vòng cấm, Ramos buộc phải di chuyển theo và Villa nhận được đường switch từ Xavi.


Khả năng hoán đổi vị trí cực kì biến ảo và mượt mà là thứ khiến lối phòng ngự bị động của Real Madrid bị rối loạn và lúng túng - họ hoàn toàn không biết mình cần phải làm gì.


Việc mắc sai lầm nghiêm trọng trong gameplan khiến Real Madrid thua 2 bàn sau vỏn vẹn 18’, vỡ trận và bị vùi dập thảm hại. Pique đưa năm ngón tay lên chế giễu người hâm mộ Real Madrid với cú "La Manita" nổi tiếng.


Câu hỏi đặt ra ở đây là, Mourinho có thể làm tốt hơn không?


Có.


♤ 4 Clasicos in 18 days: Anything but the game.

“…In this room, he is the chief, the fucking man. In here he is the fucking man and I can't compete with him…”

Đụng độ ở chung kết cúp Nhà vua Tây Ban Nha, khi trước đó Barcelona giành chiến thắng 8-0 Almeria, còn Real Madrid cũng đánh bại Sevilla với tỷ số 3-0 sau hai lượt trận. Đụng độ tại Champions League, nơi duyên số một lần nữa sắp xếp cho Real Madrid và Barcelona gặp nhau tại vòng bán kết. Đó là kết quả của ngày 12/4, khi Barcelona vượt qua Shakhtar còn Real Madrid dễ dàng huỷ diệt 5-0 Tottenham. Như Sid Lowe chia sẻ, tiếng còi mãn cuộc ở White Hart Lane là phát súng hiệu cho series El Clasico, một trong những mùa giải điên rồ nhất khi người hâm mộ được chiêu đãi tới 4 trận El Clasico trong vòng vỏn vẹn chưa đầy 3 tuần.


Dựa vào kết quả ở lượt đi La Liga, nhà cái ra tỉ lệ 1 ăn 20 cho Barca nếu họ thắng cả 4 trận, còn với Real Madrid là 1 ăn 80. Truớc trận chung kết Cúp nhà Vua, huyền thoại Alfredo Di Stefano phải ngao ngán thừa nhận rằng Real Madrid đấu với Barcelona lúc này chẳng khác gì một con chuột đứng trước một con sư tử. Rõ ràng, Real Madrid là đội được đánh giá thấp hơn trong giai đoạn này, nhưng điều đó không hề làm giảm đi chút nào sức nóng của cuộc những cuộc đại chiến. Như một nhà báo khi được hỏi rằng liệu ông sẽ kể cho con cháu về 18 ngày này như thế nào, câu trả lời là: "Erm...fights."


16/4/2011: Vòng 32 La Liga, Santiago Bernabeu, Barca 1-1 Real Madrid.


Trận đầu tiên trong chuỗi 4 trận El Clasico sẽ diễn ra trên sân nhà của Real Madrid, trong bối cảnh họ buộc phải thắng nếu không muốn bị bỏ lại khỏi cuộc đua vô địch La Liga, khi đang kém Barca tới 8 điểm dù mùa giải chỉ còn 7 vòng đấu. Một vài ngày trước trận đấu, Mourinho tung ra đòn tâm lý chiến đầu tiên, với phát ngôn công khai trướ truyền thông rằng Real Madrid đang tập đá với 10 người: “Đội của tôi lúc nào chẳng bị thẻ đỏ khi đá với Barca” - Mou nửa đùa, nửa thật.


Nhưng hoá ra Mourinho không đùa. Phút 51’,Albiol kéo ngã Villa trong vòng cấm và ăn thẻ đỏ trực tiếp. Messi bước lên và thực hiện thành công quả phạt đền, 1-0 cho Barca và đoàn quân của Mourinho chỉ còn chới với 10 người. Các máy quay sau đó bắt gặp hình ảnh Mourinho mỉm cười đầy mỉa mai. Trận đấu khép lại với tỉ số 1-1, nhờ bàn thắng của Ronaldo trên chấm phạt đền. Real tránh được thất bại, nhưng cũng chính thức buông súng trong cuộc đua tới ngôi vương La Liga.


Còn về mặt chiến thuật, trận đấu này là một thử nghiệm tương đối thành công của Mourinho khi đẩy Pepe lên đá như một ball-winning midfielder cực kì aggressive, chơi bên cạnh cặp double-pivot Khedira - Alonso. Nhiệm vụ của Pepe rất đơn giản: bóng ở đâu, anh ta ở đó, và để mắt tới Messi. Điều này đã gây ra những khó khăn nhất định cho đoàn quân của Pep. Trận này Real Madrid cũng đá bớt bị động hơn: Di Maria sẵn sàng dâng lên tạo thành front 3 để cố gắng gây sức ép lên hàng thủ Barca.


Tuy nhiên, trận đấu này có lẽ cùng là lần đầu tiên Mourinho phải đối mặt với vấn đề cực kì nhức nhối: rò rỉ thông tin. Đây là lời thuật lại của thủ thành dự bị Dudek, về buổi nói chuyện hết sức căng thẳng của Mou với các học trò sau khi trận đấu này khép lại:


“...Tôi mở tivi 4 tiếng trước trận đấu và cái quái gì đây? Truyền thông công bố tuốt tuồn tuột đội hình ra sân của chúng ta…”


“...Họ biết hết về những gì chúng ta đã vất vả tập luyện suốt tuần.Chúng ta đưa Pepe lên đá tiền vệ trụ vì biết cậu ta biết cách ngăn chặn Messi, đúng không? Vậy tại sao trận đấu lại không diễn ra như ý muốn?”


“...Tôi luôn tính trước cho các cậu, luôn biết điều gì sẽ xảy ra ngay từ đầu. Tôi sẵn sàng lao vào lửa, vì các cậu. Chúng ta sắp tấn công vào họ thì một ai đó trong các cậu lại quay ra đâm sau lưng tôi, đâm sau lưng chúng ta! Ai, kẻ đó là ai?!??” - Mourinho quát to.


Theo lời kể của Dudek, Mourinho rớm nước mắt - “Tôi chưa từng thấy thầy cảm xúc mạnh đến thế”. Ông ném mạnh chai nước vào tường, rồi bỏ đi. Báo chí đồn đoán người tuồn tin là Casillas, nhưng Dudek lại khẳng định người bị nghi ngờ nhất là Granero…


Ngày 20/4/2011: Chung kết Copa del Rey, Mestella, Real Madrid 1-0 Barcelona.


Trong trận chung kết lần này, Mourinho gây bất ngờ khi cất cả ba số 9 trên băng ghế dự bị, và sử dụng Ronaldo đá như một số 9 độc lập, được hỗ trợ bởi Ozil đá hộ công. Pepe tiếp tục được tin tưởng trong vai trò một ball-winning midfielder, nhằm làm gián đoạn những pha lên bóng của Barcelona. Một sự thay đổi đáng chú ý khác là Ramos được kéo vào đá cặp trung vệ với Raul Albiol sau màn trình diễn khá ổn áp 4 ngày trước,


Mourinho đưa ra một khối thủ 4411 midblock cực kì kín kẽ, với điểm nhấn là một tuyến tiền vệ được đẩy lên khá cao. Mục đích rất đơn giản: cắt hết tất cả passing lanes hướng vào trung lộ, chia cắt tuyến tiền vệ với frontline của Barca. Một scenario khá thường thấy sẽ là Pepe dâng lên gây áp lực với cầu thủ cầm bóng, trong khi 4 tiền vệ còn lại giữ một cự ly rất hẹp ở giữa sân + kèm thật sát hai số 8, buộc Barcelona phải đưa bóng ra hai biên.


Sự chủ động và óc phán đoán tốt của Ramos giúp Real Madrid có thể giảm bớt rủi ro bị khai thác khoảng trống rất lớn ở khu vực between the lines khi họ đẩy hàng tiền vệ lên cao. Ngoài ra, cả đội Real Madrid cũng được yêu cầu chơi thật chủ động và quyết liệt một khi đối phương đưa được bóng vào khu vực trung lộ: ngay cả Arbeloa cũng có nhiều tình huống sẵn sàng bỏ vị trí để dâng lên hỗ trợ Xabi Alonso che chắn zone 14. 29 pha phạm lỗi là minh chứng cho sự aggressive của Real Madrid trong trận chung kết này.


Nhưng nó có hiệu quả: Barca thực sự bế tắc. Messi ngày càng bị đẩy ra xa vòng cấm, anh hết lùi về giữa sân, dạt cánh, nhưng vẫn không cách nào thoát được khỏi sự đeo bám của Pepe và các đồng đội.


Những pha phản công của Real Madrid diễn ra hết sức đơn giản: Di Maria hoặc Marcelo sẽ cố gắng kéo bóng lên, tìm cách đưa bóng cho bộ đôi Ozil và Ronaldo tự xử lý. Mourinho hy vọng tìm kiếm được cơ hội từ sự ăn ý của bộ đôi này, và trên thực tế Real Madrid đã suýt chút nữa có được bàn thắng ở phút thứ 12, nếu cú sút của Ronaldo không bị chặn đứng ngay trước vạch vôi.


Carlo Ancelotti từng mô tả về Mourinho như sau: các đội bóng của Jose giống như một võ sĩ quyền anh, sẵn sàng đấu 11 hiệp chỉ để chờ bạn kiệt sức và gục ngã ở hiệp thứ 12. Và điều đó không thể đúng hơn với Real Madrid ở trận chung kết này: phút 102’, Di Maria và Marcelo đập nhả 1-2, số 22 thoát xuống và tung quả tạt cho Cristiano Ronaldo bật cao đánh đầu, ghi bàn thắng duy nhất đem về chiếc Cúp Nhà Vua cho Real Madrid.


Real Madrid giành cúp Nhà vua Tây Ban Nha lần đầu tiên kể từ năm 2004. Lễ diễu hành được tổ chức ngay trong đêm, với điểm nhấn là Sergio Ramos đánh rơi chiếc cúp xuống gầm xe bus.


27/4 - 3/5 /2011: Barcelona 3-1 Real Madrid (2-0)


Barca thắng, đi tiếp và giành chức vô địch UCL, nhưng sự thú vị và căng thẳng của cặp đấu này không chỉ gói gọn trong 180’ thi đấu - dù nó vẫn cực kì hấp dẫn.

Trong buổi họp báo sau trận chung kết Cúp nhà Vua, khi Mourinho được hỏi về lời phàn nàn của Pep với quyết định thổi việt vị Pedro(thực chất là một quyết định đúng) của trọng tài trong trận đấu đó, Mourinho lập tức chớp lấy cơ hội để mỉa mai đối thủ:


"Thời nay, chúng ta có hai nhóm HLV. Một số ít không bao giờ phàn nàn về công tác trọng tài, và số đông còn lại, bao gồm cả tôi, phản ứng kịch liệt với những sai lầm của họ.


Nhưng giờ đây, Pep Guardiola đã khai sinh ra một nhóm HLV thứ ba. Cho tới bây giờ, nhóm đó chỉ có mình ông ta mà thôi. Những HLV thuộc nhóm thứ ba này cằn nhằn về trọng tài mọi lúc, ngay cả khi trọng tài đưa ra quyết định chính xác."

"Tôi không cần trọng tài giúp đỡ, tôi chỉ mong các cầu thủ của tôi có thể hài lòng với cách làm việc của họ mà thôi. Còn với Pep thì không có chuyện đó đâu: nếu muốn làm cho ông ta hài lòng, các trọng tài buộc phải mắc sai lầm cơ."


Tất nhiên, Pep không thể làm ngơ. Trong buổi họp báo trước trận lượt đi, Guardiola đáp trả:

"Ông ấy tự cho mình cái quyền gọi tôi bằng tên Pep, vậy nên tôi cũng mạn phép gọi ông ta là Jose luôn."


"8:45 ngày mai, chúng ta sẽ chạm mặt nhau trên sân. Còn bên ngoài sân, ông ta đã thắng rồi đấy. Ông ta luôn thắng, năm này qua năm khác. Nếu Jose muốn một chiếc cúp Champions League cá nhân, tôi sẵn sàng tặng cho ông ấy một chiếc. Cứ việc cầm về nhà mà tận hưởng đi.


Trong căn phòng này, ông ta là gã trùm cmnr, là tên biết tuốt. Ông ta biết hết mọi thứ trên đời, cái đ*o gì cũng biết. Tôi không muốn tranh luận thêm một giây nào nữa!"


Đó là ngoài sân, còn trên sân, đội bóng của Mourinho tiếp tục khiến Barcelona gặp rất nhiều khó khăn. Lần này Mourinho sử dụng một khối mid/block thấp hơn so với trận chung kết Cúp nhà Vua, nhưng gameplan về cơ bản là giữ nguyên. Diarra thay thế cho Khedira gặp chấn thương, cùng với Pepe liên tục quấy nhiễu và phá vỡ mạch chuyền bóng của Barca. Sự vắng mặt của Iniesta, thay thế bởi Keita, cũng khiến những phương án khoan phá của Barca trở nên kém hiệu quả hơn hẳn. Sau 45’ đầu tiên, đội bóng của Pep Guardiola cầm tới 72% bóng, thực hiện thành công tới 398 đường chuyền, tuy nhiên có tới 22% trong số này là những đường chuyền ở 1/3 sân đầu.


Sang đến hiệu hai, Mourinho tung Adebayor vào thay Ozil, đẩy Ronaldo qua cánh phải. Ý tưởng của Jose là đưa thêm một số 10 nữa(Kaka) vào thay Diarra ở khoảng cuối trận, tuy vậy nó đã hoàn toàn phá sản sau khi Pepe nhận chiếc thẻ đỏ gây tranh cãi và rời sân.


Trận đấu trên sân Bernabeu kết thúc với tỉ số 2-0. Ramos và Mourinho cũng sẽ vắng mặt trong trận lượt về. Mourinho, như mọi khi, không thể để yên cho qua chuyện; và án cấm chỉ đạo chỉ càng khiến Mourinho gay gắt hơn nữa:


"Nếu tôi nói thẳng ra tất cả những gì tôi đang nghĩ vào lúc này, có lẽ sự nghiệp của tôi sẽ tiêu tùng luôn. Thế nên, thay vào đó, tôi sẽ chỉ đặt ra câu hỏi nho nhỏ mà tôi hy vọng có thể tìm thấy câu trả lời vào một ngày nào đó: tại sao? Tại sao? Tại sao trọng tài là Ovrebo? Tại sao lại là Busacca? Tại sao lại là De Bleeckere? Tại sao lại là Stark? Bởi vì dường như trận bán kết nào của họ cũng có chung một kịch bản. Họ(Barca) là một đội bóng thực sự rất tuyệt vời cơ mà, tại sao họ lại cần thêm sự hỗ trợ từ cả những thứ như này thế?"


"Tại sao Chelsea không được hưởng 4 quả Penalty mà họ xứng đáng được hưởng? Tại sao Persie bị đuổi? Inter mùa trước đã có thể lách qua vòng bán kết mặc dù phải chơi với 10 người trong gần như phần lớn thời gian, đó là một phép màu thực sự. Một phép màu."


"Đáng lẽ ra, tỉ số ngày hôm nay đã có thể là 0-0, và đột nhiên chúng tôi chỉ còn có 10 người. Thế là họ có thể tìm được những kẽ hở mà trước đó họ đã bất lực trong việc tìm ra. Nếu còn đủ người, tôi dám cá là chúng tôi có thể chơi ba tiếng liền mà không để thua bàn nào. Cơ mà, bây giờ các bạn thấy đấy: điều này không còn chỉ là khó khăn nữa đâu, nó là bất khả thi luôn rồi."


"Câu hỏi, một lần nữa, lại là: tại sao? Tôi cũng không rõ nữa, là vì họ có logo Unicef trên áo, hay chỉ đơn giản là vì họ là những con người tử tế thôi? Chúc mừng Barcelona vì màn trình diễn tuyệt vời của mình, và vì cả những thứ khác, những thứ mà chúng ta sẽ rất khó có thể có được. Họ có sức mạnh, còn chúng tôi thì chẳng có lấy một cơ hội nào. Chelsea mất Didier và Bosingwa, với Arsenal là Wenger và Nasri, giờ thì đến lượt tôi. Tôi không thể lý giải nổi tại sao, hy vọng là một ngày sẽ có người khác giải thích cho tôi. Còn với họ, họ có một trận chung kết phía trước và dù thế nào đi nữa họ cũng sẽ góp mặt ở đó thôi, chấm hết.


Mourinho sau đó được hỏi liệu có phải là Real Madrid đã hết cơ hội ở trận lượt về hay không, sau khi đã thua 0-2 ngay trên sân nhà. Mourinho trả lời rằng đúng là như vậy, và sau một thoáng ngập ngừng, ông bổ sung thêm:


"Chúng tôi phải đến Camp Nou với tất cả niềm kiêu hãnh và sự tôn trọng với môn thể thao vua. Đây là một thế giới mà đôi khi tôi cảm thấy thật ghê tởm khi phải sống và kiếm sống từ đó, nhưng cuối cùng thì đó vẫn là thế giới của tôi. Chúng tôi sẽ phải đến đó mà không có Pepe, người chẳng làm gì sai cả; không có Ramos, người cũng không hề làm gì sai hết; và không có cả vị HLV trưởng ở trên băng ghế chỉ đạo. Đơn giản là bất khả thi. Và kể cả nếu chúng tôi có thể ghi một bàn thắng dẫn trước và níu kéo lại đôi chút hy vọng, thì họ rồi sẽ lại dập tắt nó thôi, dù là bằng cách này hay cách khác. Ngày hôm nay, tất cả đều đã chứng kiến sự thật rằng chúng tôi chẳng có lấy nổi một cơ hội nào hết."


"Josep Guardiola là một HLV xuất sắc" - Mourinho gọi Pep đầy đủ bằng tên thật. "Tuy nhiên, tôi đã giành 2 Champions League, còn ông ta chỉ có một thôi. Tôi sẽ rất, rất xấu hổ nếu giành danh hiệu gắn liền với một scandal như thế ở Stamford Bridge, và nếu ông ta một lần nữa giành được nó vào năm nay, thì lần này là với một scandal ở Bernabeu. Tôi mong một ngày Pep có thể thực sự vô địch Champions League. Nếu sâu thẳm bên trong họ vẫn còn lương tâm, họ sẽ không thể tận hưởng những chức vô địch như thế này. Tôi thực lòng mong Pep có một chức vô địch Champions League trong sạch, đường đường chính chính mà không vướng phải scandal nào."


Bạn có thể gọi đó là sự cay cú của kẻ thua cuộc, nhưng đó cũng là một phần triết lý của Mourinho, một vị huấn luyện viên rất chú trọng tới sự hiện diện của mình trên truyền thông. Thực tế, đó cũng không phải là lần đầu tiên Mou kêu ca về các trọng tài - trong trận thắng Sevilla 1-0, Mourinho khẳng định trọng tài đã mắc tới 13 lỗi nghiêm trọng.


Sau phát ngôn này của Mourinho, Barca đã đâm đơn kiện lên UEFA. Trận lượt về năm đó, Real Madrid chỉ có thể lấy được một trận hòa 1-1 trên sân Nou Camp, với một bàn thắng bị từ chối cũng...gây tranh cãi chả kém của Higuain. Sau trận đấu, Aitor Karanka - trợ lý của Jose ngao ngán: "Mourinho nói đúng. Chúng tôi chẳng có cơ hội nào hết, điều đó là bất khả thi."


Trong màn ăn mừng chức vô địch Champions League của Barca năm đó, các Cules hô to: "¿Por qué?, por qué, por qué, por qué, por qué?" để nhại lại những lời của Mourinho trong buổi họp báo. Và sau đó, họ tiếp tục: "Porque somos los mejores, jódete.", có nghĩa là "Vì chúng tao là những người giỏi nhất ở đây, go fuck yourself."


♤ Aftermath:


Nói gì thì nói, sự thật là Mourinho đã chiếm được sự đồng cảm và ủng hộ của rất nhiều những Madridistas trong những sự vụ đó. Như Roncero bình luận: “Mourinho biết cách đánh thức người hâm mộ Real Madrid. Trong 2 mùa giải đầu tiên, họ đã lắng nghe ông ấy. Họ đồng ý với sự bất bình của ông về những sai lầm mà các trọng tài đang mắc phải, danh sách những trận đấu bất công mà Real Madrid phải hứng chịu. Trước khi Mourinho đến, người hâm mộ đã cảm thấy mình bị bỏ rơi bởi CLB. Đến cả các cầu thủ, như Iker Casillas hay Cristiano Ronaldo cũng bắt đầu thấm nhuần tư tưởng của Mourinho trong những phát ngôn của chính họ.


Trước khi mùa giải khép lại, Real Madrid đã phải chịu thêm hai thất bại trước Zaragoza và Gijon trên sân nhà , cán đích thứ hai ở La Liga với 92 điểm, kém nhà vô địch Barcelona 4 điểm. Tuy vậy, họ cũng đã phần nào chứng tỏ được sức mạnh, với 102 bàn ghi được chỉ tính riêng ở La Liga - khá bất ngờ, đây là con số cao nhất giải đấu, nhiều hơn cả 95 bàn của nhà vô địch Barcelona.


Từ trong mùa bóng, Mourinho đã có mâu thuẫn với Jorge Valdano - Giám đốc điều hành của CLB thời điểm đó, dẫn tới sự ra đi của ông này vào cuối mùa giải. Mâu thuẫn bắt nguồn từ việc Valdano từ chối ký hợp đồng với một tiền đạo mới(Hugo Almeida) khi Higuain gặp chấn thương vào kỳ CN mùa đông, cùng với phát ngôn của Valdano trên truyền thông sau trận hòa 1-1 với Almeria, cho rằng Benzema (người ngồi dự bị hôm đó) đang bị đối xử bất công.


Florentino Perez đã tiếp tục thể hiện sự ủng hộ tuyệt đối cho Jose, khi sa thải Valdano vào ngày 25/5 năm , khẳng định rằng CLB "muốn trao toàn quyền cho Jose như cách các đội bóng Anh vẫn làm", "tái cấu trúc đội bóng", và rằng "Mourinho không hề đưa ra bất kỳ đòi hỏi nào".


Mourinho cũng có một sự đổ vỡ trong mối quan hệ với Alberto Toril, HLV đội Castilla. Ngày 17/12/2010, Castilla tiếp đón Alcala và Mourinho yêu cầu Toril giữ sức cho hậu vệ phải Carvajal, vì ông muốn trao cơ hội cho anh trong trận gặp Ponferradina. Tuy nhiên, trong trận đấu ngày hôm đó, Castilla bị đuổi tới hai người chỉ trong 52 phút. Toril không còn hậu vệ nào trong tay, và buộc phải tung Carvajal vào sân.


Mourinho coi đây là một sự thiếu hợp tác, và lập tức cắt đứt quan hệ với Toril. Ông thậm chí còn không cho phép Toril tới xem đội Một tập luyện. Sau này, Toril chia sẻ về mối quan hệ với Mourinho trong một buổi phỏng vấn vào năm 2016: “Mourinho là người rất, rất cực đoan. Một là bạn, hai là thù - ông ấy là kiểu người như thế đấy.” Tuy nhiên, Toril vẫn bày tỏ sự ngưỡng mộ với Jose dưới tư cách một huấn luyện viên.


Trong cuốn tự truyện của mình, Diego Torres còn tiết lộ rằng Mourinho không hài lòng với chất lượng thịt ở canteen của Valdadebas, từ đó yêu cầu Real Madrid thuê một đầu bếp và butcher mới - thể hiện sự tỉ mỉ đặc trưng trong tính cách của Jose.


Commentaires


bottom of page