top of page

VẤN ĐỀ CỦA XAVI'S BARCELONA

  • Writer: Meringue Rimadora
    Meringue Rimadora
  • Apr 28, 2023
  • 5 min read
“KHI XEM BARCELONA CỦA XAVI THI ĐẤU, Ý NGHĨ ĐẦU TIÊN XUẤT HIỆN TRONG ĐẦU TÔI LÀ ‘TẠI SAO PEDRI PHẢI CHƠI THỨ BÓNG ĐÁ NÀY CƠ CHỨ?’”

Các bạn đã nghe mình nói nhiều về vấn đề lớn nhất trong lối chơi của Barcelona dưới thời Xavi - sự trực diện quá mức cần thiết, nhưng thực sự thì mình chưa một lần nào giải thích vấn đề này một cách chi tiết cả(do lười). Vì thế, hôm nay mình sẽ phân tích cụ thể về nhược điểm chí mạng của đội bóng của Xavi. Featuring AI “nonewthing”, cho mượn vài câu quote bạn ơi. Anh bạn đó bảo đây sẽ là cái thread cuối cùng của anh ta trên nền tảng này, trước khi giải nghệ hoặc lên chuyên nghiệp gì đấy.(edit: hoá ra là mở patreon lol).


Quote:

“Một đội bóng hàng đầu cần phải đi dạo thong dong khi có bóng và chạy như ăn cướp khi mất bóng. Nhưng với Barcelona, họ chạy thục mạng cả khi có bóng lẫn khi không có bóng luôn.”


“…khi có bóng đội bóng của Xavi không thường có ý định *kiểm soát* không gian, mà thay vào đó họ cố gắng tấn công và khai thác chúng.” @nonewthing còn liên hệ tới chính Xavi thời còn là cầu thủ - một mẫu cầu thủ luôn tìm kiếm cơ hội khai thác khoảng trống bằng những đường chuyền xuyên tuyến, và cho rằng Xavi đang áp chính cái mindset cầu thủ của mình vào đội bóng.


“Xavi đẩy các interiors(cầu thủ chơi giữa các tuyến) của mình lên rất, rất cao, sau đó cố gắng tìm kiếm những cơ hội để đẩy bóng lên thật nhanh theo trục dọc, thường sẽ là qua hai hành lang cánh. Pedri và Gavi, hai trong số những interior chơi giữa các tuyến hay nhất thế giới lại đang được sử dụng như những chân chạy, phục vụ cho những tình huống tấn công chiều sâu mà Xavi mong muốn.”

“Họ không chú trọng việc lên bóng một cách chậm rãi. Họ thường sẽ bắt đầu bằng việc đan bóng qua lại một cách hoàn toàn không có ý đồ, không nhằm mục đích kéo các đối thủ ra khỏi vị trí, hay tìm kiếm free man nhằm tịnh tiến bóng lên phía trước. Thay vào đó, họ sẽ đưa bóng ra biên, rồi tung ngay những đường chuyền ra phía sau hàng thủ đối phương, hoặc switch nhanh qua cánh còn lại để tấn công”.


Nói một cách ví von thì Barcelona của Xavi đá như một game thủ FIFA dùng nút tam giác và QS thay cho nút chuyền ngắn bình thường vậy. Thường thì mấy đứa như thế không lên được quá Division 5 đâu.

Thậm chí, trong một ngày mà Pedri chấn thương, Xavi sẵn sàng lôi luôn cụ Busi lên làm chân chạy trong một vài tình huống. Vãi lol chim én không.

Pedri có một phương án để lùi về, ghìm nhịp tấn công và đẩy đội hình lên từ từ, nhưng cụ lại cắm mặt chạy lên vì HLV muốn thế.


Tóm lại, với cách chơi này, Barcelona không thể đá chậm lại, mà chỉ có thể tiếp tục theo lao. Mà như mình đã nói hết lần này tới lần khác, bóng đi lên nhanh bao nhiêu thì cũng sẽ bật ngược lại nhanh bấy nhiêu. Định lý Newton III. Một đội bóng lớn cần phải có một cấu trúc thật chắc chắn cả khi có lẫn không có bóng, và cấu trúc khi có bóng của Barcelona quá lỏng lẻo.

Lỏng lẻo


Chắc chắn


Sự lỏng lẻo đó là hệ quả khi một đội bóng tấn công vào không gian mà không kiểm soát không gian. Hoặc có một từ còn hay hơn, đó là “chiếm đóng” - gain territory. Giống như trong quân sự ấy, đi đến đâu là phải chiếm đóng tới đấy, rồi mới tấn công tiếp đúng không? Trong bóng đá, người ta chiếm đóng không gian bằng cách tịnh tiến bóng từ từ, đẩy đối phương lùi sâu về phần sân nhà. Nguyên lý 15 đường chuyền. Những đội bóng chiếm đóng, kiểm soát không gian tốt như City chẳng hạn, sẽ mở ra được cái cảnh người ta hay gọi là “đá nửa sân”. Phần nửa sân còn lại đã hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của City, do đó họ chỉ cần phải để tâm đến một nửa sân còn lại mà thôi.


Busquets chính là nạn nhân của sự lỏng lẻo này. Không phải ngẫu nhiên mà Pedri - Gavi - Busquets trên tuyển Tây Ban Nha của Enrique đá cho Kimmich - Goretzka mất cmn ảnh, còn Pedri - Gavi - Busquets của Xavi thì ăn đấm thường xuyên đâu. Cái này mình giải thích từ hồi World Cup rồi: khác biệt không nằm ở vai trò, mà nằm ở cách bố trí hệ thống cũng như định hướng lối chơi của Enrique so với Xavi. Ngắn gọn thôi, Tây Ban Nha của Enrique chơi với nhịp độ chậm hơn đáng kể so với Barcelona và với cự ly đội hình hẹp hơn khi có bóng, với hai winger bó trong. Đó là một cấu trúc có bóng chắc chắn. Lối lên bóng từ tốn cũng giúp Busi không phải đối mặt với những cú turnover tới tấp như ở Barcelona. Khối đội chơi gần nhau cũng giảm bớt rủi ro đi rất nhiều và delay tình huống cũng sẽ dễ hơn nhiều mỗi khi mất bóng, vì khi đó các cầu thủ đều đã đứng ở đúng nơi họ cần đứng rồi. Và khi được đặt vào một đội bóng đá tempo chậm như thế, những điểm mạnh nhất của Busquets như khả năng cầm nhịp, điều tiết sẽ được phát huy. Còn với hệ thống ở Barcelona thì hoàn toàn ngược lại: nó phơi ra tất cả những điểm yếu về mặt thể chất của Busi. Nhìn cụ lê cái thân gầy gò lên để đánh chặn, dập hụt, rồi lại lê cặp chân lều khều về để recover mà thấy thương hộ.

*Thở*

*Hùng hục*(ví dụ klq lắm but anw)


Bởi thế mới nói, dù Barcelona mùa giải năm nay sở hữu thành tích phòng ngự thực sự đáng nể, nhưng không thể dựa vào đó để nhận xét họ có một hàng thủ chắc chắn được. Blaugrana overperform tận 13,1 xGA; Ter Stegen mỗi trận cứu 0.24 xGA(gấp đôi Tỏi mùa trước, đáng sợ vc).

Cũng phải tự nhiên mà giai đoạn Barca chịu ít xGA nhất lại là khoảng thời gian họ đá 4 tiền vệ, cho phép Busi được bọc lót và được chơi gần các interiors hơn đâu.

Kết, quote again:

“Tất cả Culer đều muốn Xavi thành công, và tôi cũng vậy. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, thú thực thì Xavi-HLV trông giống một strikefielder số 8 người Anh nào đó hơn là những tiền bối Tây Ban Nha của anh ta đấy."

ความคิดเห็น


bottom of page