top of page

JACK GREALISH VÀ VAI TRÒ CỦA BALL RETENTION

  • Writer: Meringue Rimadora
    Meringue Rimadora
  • Jan 6, 2023
  • 4 min read

Updated: Jan 27, 2023

Tại sao Pep lại ưu tiên sử dụng Jack Grealish thay vì Phil Foden trong quãng thời gian gần đây?


Brainstorm trong 20’ và viết vội trong nửa tiếng:v Vì thực sự đây có thể là một trong những đoạn phân tích chất lượng nhất của page trong suốt quãng thời gian qua - vì mình nghĩ không phải ai cũng chỉ ra được cái này đâu. Câu hỏi phía trên sẽ là nền tảng, nhưng bài viết này sẽ nói về những thứ ở một scale rộng hơn đôi chút. Và vì viết vội nên wording có thể sẽ hơi khó hiểu, thông cảm nhé.

Vào việc nào.

_________

Foden không gặp vấn đề kỷ luật, không chấn thương và cũng chẳng ngủ quên. Thế tại sao Pep lại để cầu thủ đắt giá thứ 5 thế giới, theo transfermarkt, ở trên ghế dự bị ở cả ba trận gần nhất, và có thể là thêm cả trận đấu đêm nay?

Trước hết, hãy cứ bắt đầu với những giải thích của chính Pep đi đã nhỉ?


“…But I see something on the pitch, in the training sessions, and I use my intuition to use Jack in these games because he gives us extra passes.”


Extra passes. Hồi tháng 10, Klopp cũng có nhắc đến cụm từ này(mình chưa tìm được nguồn gốc, nên có để bản dịch của Dũng Lê ở dưới cmt), và mình tin Pep cũng đang dùng nó với nghĩa tương tự.


Cứ để đó đã đi. Bây giờ chúng ta hãy nhìn vào thực tế trên sân: hầu hết người xem đều có chung một nhận xét về Grealish, đó là anh ta xử lý bóng rất chậm, chậm hơn hẳn winger cánh còn lại là Riyad Mahrez. Thoạt nghe qua thì đây là một điểm trừ, nhưng…có thật thế không?


Mình cho là không. Chúng ta nhìn ra, chắc chắn Pep cũng nhìn ra. Mình nghĩ Pep lại đang cần cái sự rề rà đó của Grealish, hay nói đúng hơn là những nhịp “pausa” trong lối chơi của anh ta. Dạo gần đây mình lải nhải khá nhiều cái quote: “High-risked players need controlled environment” của tài khoản Twitter @EBL2017, phải không? Well, một lần nữa, nó lại có thể được áp dụng vào trường hợp này. Grealish ở đó, để phục vụ mục đích đảm bảo một “controlled environment”.


Chưa bàn đến trình độ, nhưng ở một khía cạnh nào đó, cả Kevin de Bruyne, Trent Alexander-Arnold và Bruno Fernandes đều là những mẫu cầu thủ y hệt nhau. Nếu không được đặt trong một môi trường có kiểm soát, họ sẽ khiến đội bóng liên tục dính những pha turnover tới tấp. Hãy nhìn Arnold trong những trận đấu gần đây. Kevin de Bruyne ở World Cup vừa rồi. Hay tiêu biểu nhất là Bruno Fernandes trong những mùa giải qua, với giai thoại tier 2 tốn bóng đi vào sử sách. Những cái tên này đá về cơ bản là trực diện, và dĩ, chơi càng nhanh thì dính đòn càng đau. Arsenal không có mẫu cầu thủ như thế này(thực ra là có, nhưng trên bench), vì thế họ là một trong những đội chống turnover hiệu quả nhất giải đấu hiện tại - đơn giản vì những pha bóng đó diễn ra hoàn toàn trong tầm kiểm soát của họ.

Ngược lại với họ là những cầu thủ có “ball retention” tốt, thường thì sẽ đi kèm với thứ gọi là “pausa”. Tiêu biểu là những Sancho, Antony, Firmino, hay chính Jack Grealish. Họ là những người có khả năng giữ trái bóng lại lâu hơn một chút, để mọi thứ được đưa vào tầm kiểm soát, trước khi những cái tên ở nhóm một bắt đầu tung ra những cú đấm quyết định. (Thực ra so với Bruno thì Trent và Kevin là những người có ball retention tốt hơn kha khá, đó là lý do những killer pass của họ hiệu quả hơn nhiều, không bị kiểu chuyền 10 mới ăn 1 như anh bạn Bồ Đào Nha. Chứ Bruno thì, well - nếu chúng ta cần một thuật ngữ trái nghĩa với “pausa”, “Bruno Fernandes” có thể coi là một trong những ứng cử viên hàng đầu.)


Giờ hãy quay lại với Manchester City. Trong cả ba trận đấu gần đây, người ra sân ở vị trí inverted fullback lệch phải đều là cầu thủ trẻ Rico Lewis, và trùng hợp thay, Foden ngồi dự bị ở cả ba trận. Mình không nghĩ đây là sự ngẫu nhiên: Pep đang muốn thay thế dần cỗ máy chống turnover của ông trong suốt những năm qua - Kyle Walker, và người chúng ta đang nhắc đến ở đây, là Kyle Walker đấy.


Một sự thật mà ít người để ý, đó là Manchester City chơi trực diện hơn tương đối nhiều kể từ đầu mùa giải năm nay. Với sự xuất hiện của Haaland, họ cần phải tung ra những đường killer pass thường xuyên hơn, nhằm tối ưu hoá con quái vật mình đang có trong tay. Kyle Walker, như đã nói ở trên, là một cỗ máy chống turnover thực thụ, và Rico Lewis chắc chắn chưa ở cái tầm đó. Pep sợ rằng nếu ông bỏ Kyle ra và vẫn giữ nguyên sự trực diện, đội bóng của ông sẽ không chống đỡ nổi - cần phải nhớ rằng, các trung vệ của City đều không thực sự mạnh về kỹ năng phòng ngự thuần tuý. Vì thế ông sử dụng Grealish, để hạ bớt mức độ trực diện xuống và củng cố cái “controlled environment” cho Kevin de Bruyne ở tuyến trên. Những “extra passes” trong phát biểu trên đầu cũng là một phần trong đó - đây là những gì Grealish có thể cung cấp nhờ những nhịp “pausa” trong lối chơi, thứ mà Foden không có. Lại quay về với nguyên lý của quy tắc “15 đường chuyền” thôi: càng thực hiện nhiều đường chuyền, đội bóng càng có sự chuẩn bị tốt hơn cho công cuộc counterpress - chống turnover ngay sau đó. Nếu giả thuyết này đúng, thì well, Foden sẽ ra rìa ít nhất là cho tới khi Pep yên tâm với Rico Lewis, hoặc là ông lại nghĩ ra một sáng kiến nào đó khác. Bởi vì chính Pep cũng đã khẳng định rằng ba trận gần đây là những trận đấu hay nhất của City mà ông từng chứng kiến trong một khoảng thời gian gần đây mà.


 
 
 

コメント


bottom of page