top of page

TACTICAL THEORY: PRESSING

  • Writer: Nguyễn Hữu Trung
    Nguyễn Hữu Trung
  • Dec 29, 2022
  • 9 min read

Updated: Jan 8, 2023

Như mình đã nói nhiều lần trước đây, pressing là khái niệm mà người xem bóng đá phổ thông nhầm lẫn rất, rất nhiều. Lạ cái là hiểu thì không hiểu, nhưng cứ ba câu thì lại phải chêm một từ “pét sing” mới chịu cơ🫠…Nên là trong bài viết này, mình sẽ cố đem đến cho các bạn một cái nhìn cơ bản nhất về thứ gọi là “pressing”. Lưu ý là những kiến thức này hoàn toàn không phải mình nghĩ ra, nhưng nó được đúc kết từ những sự tìm hiểu và phân tích từ trước tới giờ.

Để nói hết được về pressing thì có khi phải tốn đến trăm trang giấy, nên đây sẽ chỉ là những tóm tắt ngắn gọn thôi.

Vậy, trước hết, pressing là gì?


“Pressing is to apply pressure with INTENT, not the pressure itself” - Marti Perarnau

Bây giờ nếu mà các bạn đi tra, mỗi nơi sẽ giải thích một kiểu. Nhưng tựu chung lại, “pressing” cần đáp ứng được một yếu tố tiên quyết, đó là sự chủ động. Tạo áp lực là điều mà ta tất nhiên phải làm nếu không muốn đối thủ cứ thế dắt bóng vào gôn, nhưng tạo áp lực một cách chủ động khác với việc tạo áp lực một cách bị động. Tạo áp lực một cách bị động chính là những gì các đội bóng ở thế kỷ trước làm: đối thủ dắt bóng lên, mình đứng gần, ok chạy lại gây áp lực lên nó thôi. Không, đấy không phải pressing. Mục đích của việc pressing là để đoạt lại bóng, chứ không phải bảo vệ khung thành.


Một ví dụ tiêu biểu, thậm chí có thể nói là cực đoan cho việc gây áp lực nhưng không nhằm mục đích đoạt lại bóng, đó chính là Inter Milan của Mourinho trong trận lượt về với Barcelona. Các cầu thủ Inter tranh cướp từng pha bóng một với 101% sức lực, nhưng khi có bóng, ngay lập tức họ sẽ tung ra một cú phất bóng dài hú hoạ lên, giao nộp lại quyền kiểm soát bóng cho Barca. Inter Milan đơn giản là không muốn có bóng trong trận đấu đó.


Chính Mourinho đã khẳng định điều này, theo mình nhớ là trên Masterclass của The Coaches Voice thì phải:


“Chúng tôi không muốn có bóng, vì khi Barcelona áp sát và đoạt lại bóng, cấu trúc đội hình của chúng tôi sẽ bị phá vỡ. Tôi không bao giờ muốn điều này xảy ra, vì thế tôi bảo các cầu thủ là vứt cmn quả bóng đi, chúng ta không cần nó. Cứ co hẹp đội hình lại, che kín mọi khoảng trống và giữ một khối thật chắc chắn là được, trái bóng sẽ giúp chúng ta chiến thắng.”


“Whoever has the ball has fear. Whoever does not have it is thereby stronger”. Đây là triết lý của Mourinho, và cũng chính là lý do tại sao The Special One trở nên out meta - nhưng chúng ta sẽ không đi quá sâu vào vấn đề đó trong bài viết này. Nếu các bạn muốn một bài về lý do Jose Mourinho không còn Đặc Biệt nữa, share like bài này đi;)))


Pressing về cơ bản sẽ thường xuất hiện hai kiểu chính: high-press và mid-press(thực ra còn cả deep-press nữa, nhưng mình chẳng thấy loại này xuất hiện bao giờ). Ranh giới giữa chúng trong bóng đá hiện đại ngày càng mờ dần đi, nhưng hãy cứ hiểu là high-press bắt đầu ngay từ tuyến trên, còn mid-press sẽ chỉ bắt đầu từ rìa middle third mà thôi. Mid-press thuần chủng nhất mà mình thấy trong mấy tháng trở lại đây chắc là có 4141 của Morocco, còn high-press thì nhìn đâu cũng ra được cả. Ngoài ra, còn có thể chia pressing theo định hướng chính: khác với phòng ngự thông thường, pressing không thể chia rành mạch ra thành man-marking và zonal marking được. Thay vào đó, người ta thường sẽ dùng các cụm “space/passing lanes-oriented”, “man-oriented” và “ball-oriented”. Manchester City và Liverpool lần lượt chính là hai đại diện tiêu biểu cho hai định hướng đầu, còn kiểu thứ ba là “ball-oriented” có lấy ví dụ của Total Football trong truyền thuyết - Hà Lan 1970. Các kiểu định hướng này hoàn toàn sẽ vẫn sẽ được dùng kết hợp với man marking.


Và vì bản chất của pressing là “áp lực”, do đó sự đồng bộ giữa các mắt xích là tối quan trọng. Họ phải liên tục di chuyển, để đảm bảo đối phương vẫn nằm trong tầm gây áp lực. Cái cần kiểm soát ở đây là không gian, và để kiểm soát được không gian, chúng ta phải press theo một khối. Giả sử một đội bóng đá highline, và tuyến trên của họ di chuyển chệch choạc để cho deep-lying playmaker đối thủ có khoảng trống để thoải mái căn chỉnh và tung ra một đường phất dài, chắc chắn sẽ đặt hàng thủ của họ vào tình thế báo động. Hoặc nếu dồn được đối thủ ra sát đường biên, nhưng fullback dâng lên không kịp, một đường mở bóng dọc biên sẽ có sức sát thương rất cao.


Câu hỏi thứ hai: tại sao chúng ta phải pressing?


Qua việc pressing, ta sẽ buộc đối phương phải xử lý bóng dưới áp lực, giới hạn đi các lựa chọn xử lý của họ và xa hơn là định hướng chúng, rồi nhắm tới việc ăn high turnover. Lưu ý tới cụm từ “dưới áp lực”: ví dụ nhé, trên sân tập, mình khá chắc cầu thủ nào cũng có khả năng phất những đường bóng dài chéo sân chính xác tới 8-90%. Nhưng khi có một đối thủ lao tới thì sự khác biệt giữa những người như Toni Kroos và Harry Maguire mới xuất hiện. Đặc biệt là với các đội bóng lớn, pressing và counterpressing là cách để họ hạn chế tối đa các biến số(randomness) có thể xảy ra, từ đó áp đặt quyền kiểm soát lên trận đấu. Nếu bạn để đối thủ thoải mái đưa bóng lên giữa sân, những rủi ro sau đó sẽ là khó kiểm soát hơn rất nhiều. Không phải ngẫu nhiên mà Manchester City - đội bóng có thể coi là chuẩn mực cho cái gọi là pressing - farm điểm sòn sòn ba chữ số mỗi mùa đâu. Ở chiều ngược lại là…Real Madrid.

_________________

Được rồi, vậy là chúng ta đã giải quyết xong khái niệm gốc: pressing. Cùng đến với hai khái niệm tiếp theo, đó là pressing trap và pressing trigger.


Tại sao chúng ta cần những thứ này?


Ngày nay, các đội cầm bóng khai thác rất tốt toàn bộ mặt sân. Hầu như đội nào cũng áp dụng được triết lý khi có bóng thì giãn rộng, không có bóng thì thu hẹp của Bielsa, do đó việc dồn cả đội hình lên chạy theo bóng như Total Football của Hà Lan không còn hiệu quả nữa. Họ cần phải định hướng và dẫn dụ đối phương đưa bóng vào những vị trí thuận lợi cho việc gây áp lực, thường là có lợi thế quân số, nhằm vây ráp và đoạt lại bóng. Từ đó, pressing traps ra đời.


Có muôn vàn kiểu pressing traps, tuỳ thuộc vào cách set-up của cả đội cầm bóng và đội pressing, nhưng nền tảng của chúng nhìn chung dựa trên việc đội pressing để mở ra một passing lane mời gọi đối phương chuyền bóng vào đó và đặt cover shadows sao cho cắt được đi các passing lanes còn lại. Thường thì passing lane để mở sẽ là cho số 8/người chơi cao hơn nếu là trong cặp double-pivot, vì tư thế nhận bóng của họ thường sẽ khá bất lợi; hoặc ra cánh cho fullback, vì đường biên sẽ giới hạn đi những lựa chọn xử lý của anh ta. Ở đường biên, cầu thủ cầm bóng sẽ không có 360 độ để xử lý bóng như ở trung lộ.


Mẫu chốt của pressing trap là không được để nó quá lộ, cự ly phải vừa nằm trong tầm gây áp lực, vừa khiến đối thủ không phát giác được ý đồ quá sớm. Đây là một ví dụ mình cắt ra từ bài Post-match chung kết UCL, vì mình lười kiếm mới quá:v Đây là một pressing trap kiểu mẫu của Klopp nói riêng và các sơ đồ 3 tiền đạo nói chung:


Luis Diaz cover shadow Carvajal, Mane chắn passing lane qua vị trí của Alaba và đường chuyền về cho Militao. Các cầu thủ Liverpool giấu trap rất tốt, mời gọi Modric chuyền cho Toni Crus, trong khi vẫn giữ một cự li vừa đẹp để sau đó có thể áp sát ngay lập tức. Các cầu thủ áo đỏ dâng lên rất đồng bộ, chuẩn bị cho một pha vây bắt.

Kroos nhận bóng, về cơ bản là đã sập bẫy. Các cầu thủ Liverpool cắt đi tất cả các lựa chọn chuyền bóng khác của Kroos, chỉ tiếp tục thả trống cho Carvajal ở biên, nhưng họ đều đã điều chỉnh body orientation để sẵn sàng lao vào ngay lập tức.

Với một đội bóng bình thường, pha này mất bóng là cái chắc. Nhưng đây là Real Madrid, đây là MCK. Kroos thả bóng về cho Modric, Lukita phất một quả cận chân thằng lên cho Casemiro luôn;))))))))) Này thì bẫy.

_________________

Pressing triggers, ngắn gọn là một hành động nào đó của đối thủ mà sẽ đóng vai trò như tín hiệu để cả khối đội hình tiến lên pressing. Nó sẽ có một vài kiểu sau:

•Đường chuyền vào passing lane mà đội pressing đã mở ra khi đặt trap => sập bẫy


•Một đường chuyền về, đường chuyền lập bập, quá mạnh hoặc quá non. Tất cả những hành động trên sẽ cho cả đội thời gian để cùng nhau dâng lên.

•Hoặc lấy luôn một cầu thủ xoay sở dưới áp lực kém, lười scan, bước một dở…, bóng đến chân nó là vây ráp. Textbook example: Carlos Henrique CASEMIROOOOOO

_________________

Cuối cùng, gegenpressing - hay counterpressing.


Counterpressing là hành động lập tức áp sát và gây áp lực lên đối thủ ngay sau khi mất bóng, nhằm mục đích delay pha phản công để hàng phòng ngự có thời gian tổ chức lại, và nếu có thể, đoạt lại bóng để tiếp tục triển khai tấn công. Cũng giống như pressing, đây không phải là một thứ mà người ta có thể làm một mình được - phải là theo khối.

Có một giai thoại khá nổi tiếng về Pep Guardiola, đó là việc ông yêu cầu các học trò phải chuyền tối thiểu 15 đường rồi mới được phép tấn công. Cái này bắt nguồn từ một lý thuyết bất di bất dịch, đó là vị trí của các cầu thủ khi họ để mất bóng cũng sẽ là vị trí của họ khi bắt đầu counterpress(cái này gọi là rest defence, nhưng chúng ta sẽ đề dành nó cho khi khác). Khối đội hình càng gần nhau, cự ly phải di chuyển khi counterpress cũng sẽ ngắn hơn, từ đó việc counterpress sẽ hiệu quả hơn. Pep yêu cầu các học trò phải chuyền qua lại chính là để họ di chuyển vào đúng vị trí họ cần phải đứng, để chuẩn bị cho quá trình counterpress sẽ diễn ra ngay sau đó. Nền tảng của thứ gọi là “Tiki-taka” nằm chính trên concept này - như Pep đã thừa nhận, đội bóng của ông sẽ thua tan nát nếu phòng ngự “theo cách thông thường”; và nó cũng lý giải vì sao “Tiki-taka” chuộng bóng ngắn. Bóng ngắn => cự ly giữa các cầu thủ với nhau cũng ngắn theo. Sự ra đời của lý thuyết counterpressing cũng khiến cái game-model chia rành rọt 4 phase bị đặt dấu hỏi - người ta nhận ra từ công->công về thủ nó là một quá trình liền mạch, chứ không hề tách rời.


Counterpressing, cũng như pressing, có nhiều biến thể khác nhau, tuỳ theo định hướng:


“Ball-oriented” - với Dortmund của Klopp là ví dụ. Ngay sau khi mất bóng, các cầu thủ gần bóng của Dortmund sẽ lập tức hộc tốc lao về hướng người cầm bóng từ mọi phía, vây hãm anh ta. Đây có lẽ là dạng thuẩn chủng nhất và aggressive nhất của triết lý “gegenpressing” - với Dortmund của Klopp, counterpressing của họ chính là một vũ khí tấn công luôn chứ chẳng còn là công cụ phòng ngự nữa. Giai đoạn chuyển trạng thái từ thủ sang công chính là lúc các đối thủ dễ tổn thương nhất trước Dortmund của Klopp. Cơ mà lối chơi này quá tốn sức, vì thế bây giờ không còn mấy đội sử dụng nó nữa.

“Space-oriented”, đại diện là các đội bóng của Pep. Sau khi mất bóng, các cầu thủ của Pep sẽ cố gắng di chuyển bó hẹp lại về phía cầu thủ đang cầm bóng, nhằm cắt đi các passing lane của anh ta, từ đó delay/buộc người cầm bóng phải tung ra một đường chuyền khó.

“Man-oriented”, áp dụng bởi Bayern Munich ăn ba của Jupp Heycnkes. Đơn giản nhất trong cả ba kiểu, mất bóng là tự tìm một đối thủ gần nhất và man-mark hắn.

Cre hình 4-5-6 và tham khảo: Spielverlagerung.

Kommentarer


bottom of page