top of page

TACTICAL THEORY: LA “SALIDA LAVOLPIANA”

  • Writer: Nguyễn Hữu Trung
    Nguyễn Hữu Trung
  • Aug 31, 2022
  • 7 min read

Updated: Jan 16, 2023

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, đây có lẽ là một concept khá cơ bản. Nó được áp dụng cực kì rộng rãi ở cả các elite team lẫn các đội tier thấp hơn. Tuy nhiên, dù được phổ biến bởi Pep Guardiola với đoàn quân bất khả chiến bại Barcelona 2009-2011, thực chất cách build-up này lại không phải ý tưởng gốc của Pep.


Bài viết này sẽ tóm lược một cách ngắn gọn về “La ‘Salida Lavolpiana’”

Nguồn gốc

Trong tiếng Tây Ban Nha, “Salida” có nghĩa là “lối thoát”, ám chỉ việc đưa bóng thoát ra khỏi áp lực của đối thủ. “Lavolpiana” được đặt dựa theo tên của nhà cầm quân người Argentina - Ricardo La Volpe. Lavolpiana là một trong các phương thức tìm kiếm lợi thế quân số trong triết lý “positional play” của Juan Manuel Lillo.


Ricardo Antonio La Volpe Guarchoni là một cựu thủ môn và huấn luyện viên người Argentina, từng giành chức vô địch World Cup năm 1978 cùng đội tuyển Argentina.

Ông dành phần lớn sự nghiệp huấn luyện gắn bó với bóng đá Mexico, nắm ĐTQG nước này từ tháng 11 năm 2002 tới hết World Cup 2006 - cũng là đỉnh cao trong sự nghiệp huấn luyện của ông. Dù là người đặt nền móng cho một concept cực kì cơ bản trong bóng đá hiện đại, cũng như triết lý của Pep, chịu ảnh hưởng rất lớn từ La Volpe, ông lại hiếm khi nhận được những sự ghi nhận như cách mà những Johan Cruyff, hay Marcelo Bielsa được ca ngợi.

La Volpe được cho là đã bắt đầu áp dụng concept Lavolpiana lên các đội bóng mình dẫn dắt từ tận những năm giữa thập niên 1990. Pep chắc hẳn đã nghe về nó trong 6 tháng ông chơi cho Dorades ở Mexico.


Khi được hỏi về cách ông phát triển nên thứ gọi là “La ‘Salida Lavolpiana” trong một cuộc phỏng vấn với Leonardo Miranda vào năm 2018, Ricardo La Volpe trả lời đơn giản:

“Tôi muốn làm mọi thứ trở nên đơn giản và an toàn hơn với các trung vệ: hầu hết các đội press với frontline hai người, nên bằng cách kéo tiền vệ trụ về backline, tôi có thể tạo ra lợi thế 2v1 theo ý mình."

Ý tưởng & Triết lý:

“La Volpe yêu cầu các cầu thủ của ông phải triển khai bóng từ hàng thủ, tất nhiên. Có điều, quả bóng và các cầu thủ phải cùng tiến lên, và họ phải thực hiện điều đó cùng nhau, như các cặp đôi ấy. Nếu chỉ một người cố gắng tịnh tiến bóng lên phía trước thì sẽ chẳng có giá trị hay nghĩa lý gì hết.”


_Pep Guardiola trên El Pais, 2006_


Chính La Volpe, trong một buổi phỏng vấn vào năm 2018 với ESPN, đã làm rõ hơn về các mệnh đề trên:


“‘...triển khai bóng từ hàng thủ’ không phải là các hậu vệ và các thủ môn cứ chuyền qua chuyền lại với nhau chỉ để cho có. Mục tiêu là phải tạo ra được lợi thế quân số ở khu vực giữa sân, cho phép ít nhất một tiền vệ được thoải mái nhận bóng.


Tại sao lại ví von là những cặp đôi? Bởi vì muốn thoát khỏi áp lực thì phải luôn đưa bóng qua hai bên: không thể nào làm điều đó ở trung lộ được. Khi đó, hai trung vệ là một cặp đối đầu với số 9: nếu số 9 lao vào gây áp lực ở một phía, chúng ta sẽ đẩy bóng ra phía còn lại. Mẫu chốt không phải là kéo một tiền vệ về nhận bóng, mà là biến chính những trung vệ thành các tiền vệ nhằm tạo ra thế áp đảo quân số. Vì thế nên tôi không nghĩ các đội bóng ngày nay đang triển khai bóng từ hàng thủ đâu, vì các trung vệ chỉ vứt quả bóng cho một tiền vệ thôi, chả để làm gì hết. Họ phải tìm cách tận dụng lợi thế 2v1 cơ.”


Tuy nhiên, La Volpe cũng chỉ ra rằng, không phải lúc nào triển khai bóng từ hàng thủ cũng là bắt buộc:


“...Nếu đối phương chơi 1 kèm 1 ở tuyến áp lực đầu tiên, như Liverpool làm chẳng hạn, bạn phải hiểu rằng khi đó, các tiền đạo của bạn cũng đang ở thế 1v1 tương tự. Phải sẵn sàng thực hiện những đường chuyền dài xuyên tuyến ngay. Lấy ví dụ, trong trận thua 3-4 trước Liverpool, sai lầm của Man City là vẫn cố gắng triển khai từ hàng thủ, thay vì mạnh dạn chơi trực diện hơn.”

Triển khai:

Hệ thống của La Volpe sẽ được triển khai như sau:


Đầu tiên,trong một hàng thủ bốn người, hai hậu vệ cánh sẽ được đẩy cao lên line thứ hai, và hai trung vệ dãn rộng. Điều này sẽ cho phép một trong các tiền vệ lui xuống khoảng trống ở giữa hai trung vệ, tạo thành hàng thủ ba người.

Các tiền vệ còn lại sẽ di chuyển phía sau lớp áp lực để tìm kiếm cơ hội cho tuyến dưới thực hiện một đường chuyền xuyên tuyến, hoặc khai thác khoảng trống được bỏ lại. Concept cơ bản thì thường là một tiền vệ lui về khoảng trống được cầu thủ lùi xuống bỏ trống, người kia được đẩy cao hơn. Số 9 thường sẽ tìm cách ghim cặp trung vệ của đội đối phương lại, nhằm chia cắt họ với hàng tiền vệ, trước khi chờ cơ hội drop deep để overload khu vực giữa sân.


Tất nhiên, sẽ có các biến thể, như là tiền vệ lui xuống khoảng trống ở bên cánh thay vì ở giữa hai trung vệ, sử dụng back 3 hybrid hoặc IFB. Cơ mà ví dụ Kroos lui xuống quarterback thì không phải đâu nhé, thấy trước có ai bảo Real thời Zidane build-up Lavolpiana là chết dở.

Vận hành:

Lavolpiana vận hành dựa trên nguyên lý “numerical superiority - áp đảo quân số”. Mục đích cuối cùng của “La ‘Salida Lavolpiana’” là tạo ra các salidas - lối thoát, bằng cách này hay cách khác, nhằm break lines và tịnh tiến bóng, cũng như tạo ra những tình huống 1v1 sau đó. “Pass the ball to the next line” - Juan Lillo. Như chính La Volpe đã khẳng định, “salidas” chỉ xuất hiện ở hai bên cánh, không bao giờ là ở trung lộ cả. Vì vậy, việc build-up luôn phải bắt đầu từ một bên, với lợi thế quân số 2v1 - 2 trung vệ vs 1 tiền đạo. Các cặp đôi, như Pep và La Volpe ví von ở trên.


Lợi điểm chính của Lavolpiana là nó tạo ra một ma trận chuyền bóng, giúp cầu thủ cầm bóng luôn có ít nhất một lựa chọn chuyền bóng ở bất kỳ thởi điểm nào, kể cả khi đối thủ sử dụng tới 3 người để cắt passing lanes. Ít nhất là trên lý thuyết, với việc các cầu thủ đều đứng ở những trục dọc khác nhau.

Và với việc hầu hết các đội (thời đó) đều phòng ngự với một khối 442, đây là những scenarios cơ bản theo Ricardo La Volpe. Tất cả đều bắt nguồn từ việc dùng một back 3 tạo lợi thế quân số với frontline 2 người:


  • Một tiền vệ cánh dâng lên gây áp lực với trung vệ lệch:

Khi này, La Volpe sẽ chỉ đạo cho trung vệ lệch đó lui xuống một chút, để lôi kéo tiền vệ này lên phía trước. Nếu tiền vệ cánh đó dâng lên, fullback cùng cánh sẽ được tự do. Mình nghĩ nếu tiền vệ này cover-shadow tốt thì chưa chắc, but still, vì đây là concept cơ bản mà.

Ngược lại, nếu anh này lựa chọn giữ vị trí và cắt passing lane tới fullback kia, cầu thủ pivot có thể di chuyển ra và nhận bóng ở khe giữa số 9 và tiền vệ cánh của đối thủ. Một cự ly khoảng 30m như vậy sẽ buộc cầu thủ tiền vệ cánh phải đưa ra lựa chọn, từ đó giúp việc build-up trở nên dễ dàng hơn.


  • Cả hai số 9 đều di chuyển sang cùng bên

Rất đơn giản, thực hiện switch play thôi. Khi đó, ở cánh đối diện, đội cầm bóng sẽ luôn có lợi thế quân số 2v1, hoặc 3v2. Bóng có thể được luân chuyển nhanh qua cánh đối diện, hoặc là qua chân thủ môn, hoặc là qua chân tiền vệ lui xuống, ở đó đội cầm bóng có thể sử dụng lợi thế quân số để tịnh tiến bóng lên phía trước. Đây là lý do Pep yêu cầu rất cao ở khả năng chơi chân, cũng như di chuyển linh hoạt trong vòng 5m50 của các thủ môn.


Nếu các trung vệ/hậu vệ cánh có thể kéo bóng lên, đội bóng sẽ tiếp tục tạo được lợi thế quân số ở line thứ 2.

- Ngoài ra, Lavolpiana cũng giúp các cầu thủ dễ dàng phối hợp theo mô hình 3rd man run, CB -> CM -> FB hoặc CB -> FB -> CM đều được.


La Volpe còn đưa ra hai lưu ý như sau:


1. Nếu “salidas” của bạn chưa rõ ràng, không việc gì phải vội vàng hết. Phải giữ quả bóng và lôi kéo đối phương lâu hơn một chút.


Và 2. Sau khi thoát khỏi lớp áp lực đầu tiên, các tiền đạo luôn phải sẵn sàng drop về để tiếp tục tạo lợi thế quân số ở khu vực trung lộ.


Pep thực sự đã thấm nhuần những điều này - nó phản ánh rõ ở các đội bóng ông cầm trong suốt sự nghiệp.


Rondos có lẽ là bài tập thích hợp nhất để luyện tập Lavolpiana, cùng với đó là thực hiện từ 10-15 lần “salidas” ở mỗi phía - theo lời La Volpe. Cách build-up này chứa đựng rủi ro không nhỏ, vì nó yêu cầu khá cao về kỹ thuật nền của các cầu thủ(tính cả thủ môn), tư duy, và sự di chuyển đồng bộ giữa các cầu thủ.


Một lần nữa, tất cả những thứ mà mình vừa trình bày trong bài viết này, ở thời điểm năm 2022 thì chính xác là “đ ai chả biết”, nhưng nếu đặt bối cảnh ở tận giữa những năm 1990, đây là cả một công trình đáng khâm phục.


References:



Comments


bottom of page