top of page

VÌ SAO JOSE MOURINHO OUT META?

  • Writer: Meringue Rimadora
    Meringue Rimadora
  • Feb 16, 2023
  • 5 min read

Updated: Feb 20, 2023

Như đã hứa từ trước, đây là một bài viết giải thích lý do tại sao Jose Mourinho từ một người có thể nói là đi trước thời đại, lại trở thành một vị HLV “out meta” như hiện tại.


Vì “meta” là viết tắt của cụm “most efficient tactic available”, nên mình sẽ chỉ xét trên khía cạnh kỹ thuật thôi, bỏ qua khâu quản lý nhé.


__________________


Tactical periodization.

Trước hết, chúng ta sẽ bắt đầu từ một trong những game model được phổ biến rộng rãi nhất hiện tại: 4 phases of play - chìa khoá làm nên thành công của Jose Mourinho. Game model chia trận đấu rành rọt thành 4 giai đoạn: công; thủ; chuyển trạng thái từ thủ -> công; chuyển trạng thái từ công -> thủ. Trong một bài viết vào năm 2012, Alberto Mendez-Villanueva của Liên đoàn Bóng đá Qatar đã gọi đây là “Mourinho’ best-kept secret”.  Thực tế thì Mourinho không phải người đầu tiên sáng tạo ra cách tiếp cận này: Vitor Frade mới là người được cho là đã đi đầu trong việc chia bóng đá thành 4 giai đoạn, nhưng chắc chắn Mourinho là một trong những người áp dụng nó đầu tiên và hiệu quả nhất vào đội bóng của ông.


“Whoever has the ball has the ball has fear, whoever does not have it is thereby stronger”.


Đó là cách Diego Torres mô tả triết lý của Jose Mourinho trong cuốn sách về vị HLV người Bồ Đào Nha. Mourinho thì không thích cuốn sách này lắm đâu, nhưng nếu nhìn vào sự nghiệp của Mourinho từ trước tới giờ, nó đúng hoàn toàn.


Bởi nhẽ, khi phân tích 4 giai đoạn trong game model kia, Mourinho nhận ra rằng giai đoạn chuyển trạng thái từ công về thủ là lúc đội hình sẽ bị rối loạn và xộc xệch nhất, và xây dựng hệ thống của mình dựa trên phát hiện này. Nói Mou gần như cắt luôn phase chuyển từ công -> thủ ra khỏi game model gốc cũng chẳng sai. Một mặt, Mourinho cố gắng rình rập để tấn công đối phương ở giai đoạn này; mặt khác chủ trương giữ một khối đội hình thật tĩnh, thật thấp và thật chắc chắn, ngay cả khi vẫn còn đang có bóng, nhằm đảm bảo đối phương không thể khai thác ngược lại được vào lúc đội bóng của ông chuyển từ công về thủ. Mặc kệ đối phương đá ra sao, cứ tuân thủ shape của mình đã - một khối rest defence khá…thô sơ.. Ví dụ cực đoan nhất chính là trong trận lượt về với Barcelona vào năm 2010, trận đấu mà chính Mourinho thừa nhận ông đã chỉ đạo đội bóng của mình “thà vứt cmn quả bóng đi, còn hơn mất shape đội hình’. Ngay cả tới trước khi bị MU sa thải vào năm 2018, Mourinho vẫn trung thành với triết lý này: theo thống kê, Manchester United là đội có def line thấp thứ 15 EPL lúc đó, với vị trí trung bình chỉ cách khung thành khoảng xấp xỉ 35m.


Các đội bóng của Mou về cơ bản sẽ chia thành hai khối gần như tách rời, một khối công và một khối thủ. Bản chất của công việc huấn luyện từ trước đến giờ vốn vẫn là nhằm kiểm soát và giảm thiểu tối đa những rủi ro và biến số có thể xảy ra, và Mourinho làm điều đó bằng cách tập trung huấn luyện khối thủ và hầu như để khối công tự chơi. Cái này thấy rõ nhất ở giai đoạn Mourinho dẫn dắt Real Madrid, với bộ tứ nguyên tử Ronaldo - Benzema - Ozil - Di Maria. Cách tiếp cận của Mourinho khi mất bóng sẽ là: khối công tự chia nhau mà chạy lên gây áp lực với đối phương, còn khối thủ lập tức co cụm lại, che thật kín trung lộ. Nó tạo cho người ta cảm giác Mourinho lúc nào cũng dựng xe bus hai tầng - đơn giản vì cái tầng một lúc nào nó cũng luôn ở sẵn đó rồi.


Để tóm tắt một cách ngắn gọn thì đội bóng của Jose Mourinho chủ trương kiểm soát trận đấu bằng cách focus vào những lúc không có bóng, và nó đã hiệu quả…


…cho tới khi phần còn lại của châu Âu cũng bắt kịp được với cách Mourinho periodize trận đấu. Cũng lâu đấy, nhưng làm sao mà giấu mãi được.

Như mình đã chỉ ra ở bài viết trước, càng ngày càng có nhiều hoài nghi về cách chia 4 phase rành mạch như vừa rồi. Vì làm gì có khoảng nghỉ nào như thế, trận đấu nó diễn ra liên tục, liên tục, liên tục cơ. Và khi Pep thành công với một Barcelona tiki-taka hoàn thiện nhất vào năm 2011, ông đã cho cả thế giới thấy được cách người ta kiểm soát trận đấu, giảm thiểu rủi ro và biến số NGAY KHI vẫn đang cầm bóng - đề cao sự chủ động. Mà như một lẽ dĩ nhiên, chủ động thì lúc nào cũng hơn. Các đội bóng cũng dần nhận ra điều này, và càng ngày, họ càng xử lý giai đoạn chuyển trạng thái từ công về thủ tốt hơn. Nếu đối thủ không còn bị rối loạn nữa, thì Mourinho khai thác vào đâu bây giờ?


Từ đây, vấn đề tiếp theo của Mourinho lộ ra: với khối rest defence quá bị động bóng của ông không biết cách duy trì áp lực(sustain pressure) lên đối phương - một trong những yếu tố quan trọng nhất trong bóng đá hiện đại, cũng như dựa quá nhiều vào các cá nhân đơn lẻ trên hàng công. Điều này khiến các đội bóng của ông đua league cực kì tệ. Mourinho không biết cách xây dựng các mảng miếng tấn công, mà như sáng nay mình đã nói trong bài viết về Real Madrid, đá dựa hết vào vibe, đến lúc vibe tụt thì làm thế nào? Thực ra nếu bếch Real Madrid 2012 của Mou tới thời hiện đại thì vẫn huỷ diêt thôi, cơ mà bây giờ thì đào đâu ra một đội bóng với 5, 6 nhân tố X tier god như thế cho Mourinho cầm nữa?


Lối phòng ngự nặng reactive và man-oriented của Mourinho cũng không còn phù hợp với thời điểm hiện tại nữa, với việc các đối thủ ngày càng có những bài vở tấn công đa dạng hơn và biết cách luân chuyển vị trí linh hoạt, thì việc vẫn phòng ngự theo lối truyền thống khiến cho áp lực đặt lên các hậu vệ trở nên quá lớn. Cứ nhìn thành tích của hàng thủ Tốt Nầm trước và sau khi Mou đến là đủ hiểu. Nó có thể vẫn có chút hiệu quả trong những trận đấu mang tính chất một mất một còn(big games, knock-outs), nhưng ở đường dài thì không. Trong quá khứ, khi các đội bóng không quá chú trọng play out from the back, thì Mourinho có thể kiểm soát được phần lớn các tình huống có thể xảy ra với một khối block sit deep, nhưng bây giờ thì khác. Các biến số có thể xảy ra là quá nhiều.

__________________

“I am Jose Mourinho and I do not change. I arrive with all my qualities and my defects.”


Mourinho đã tuyên bố dõng dạc như thế khi trở về Chelsea ở nhiệm kỳ thứ hai, và đúng là ông đã không thay đổi thêm một chút nào thật. Một kẻ dù đã từng đi tiên phong mà dừng lại, thì sớm muộn cũng sẽ bị vượt mặt mà thôi. Trong thời đại bóng đá thay đổi theo từng ngày, từng giờ như hiện nay, đơn giản là không có chỗ cho những kẻ bảo thủ cố hữu như Jose Mourinho.

 
 
 

Commentaires


bottom of page