top of page

HAI IFB CỦA PEPPIXIINAMCHUAANC1

  • Writer: Nguyễn Hữu Trung
    Nguyễn Hữu Trung
  • Aug 20, 2022
  • 2 min read

Updated: Dec 25, 2022

(8/8/2022)


Chính xác như mình đã nói, Pep bếch Haaland về, train được bao nhiêu thì train nhưng hệ thống sẽ phải tweak trước. Dưới đây là những patterns mình để ý thấy sau khi xem (tua) khoảng 60’ đầu tiên trận đấu vs West Ham:


• Kéo hai IFB đá very narrow sẽ giúp Manchester City đẩy được hai số 8 lên cao hơn, đôi lúc đá ngay sát với Haaland. Điều này giúp Haaland không cần phải nhận bóng xoay lưng mà có thể tập trung thực hiện những pha run in behind đón chọc khe. Trước những đội sử dụng back 4 khi thủ, hai số 8 đá ở ngay sát zone 14 sẽ khiến các trung vệ bị bối rối trong việc ra quyết định và gặp rất nhiều khó khăn trong lựa chọn kèm cặp. Nếu dâng lên gây áp lực với cầu thủ nhận bóng, khoảng trống sau lưng họ sẽ được mở toang ra cho Haaland khai thác.


• Khoảng trống để lại bởi hai fullback sẽ được Foden và Grealish lui về nhận bóng, dù mình vẫn thắc mắc tại sao Pep lại chọn Grealish làm outlet thay vì, let’s say, Riyad Mahrez?


Đôi khi cả Gundogan cũng sẽ lui xuống, offer thêm một lựa chọn chuyền bóng cho hai trung vệ. Cancelo và Gundogan di chuyển hết sức thông minh và ăn ý để đảm bảo không bao giờ cả hai xuất hiện trên cùng một trục dọc. Sự hoán chuyển vị trí của bộ đôi này cũng là vô cùng linh hoạt, đôi khi Cancelo lại là người có mặt ở sát zone 14 và Gundogan drop về tịnh tiến bóng. Ở mảng phải thì có vẻ Walker sẽ đá tĩnh hơn một chút.


Đó, concept cơ bản là vậy. Tối ưu hoá Haaland mà vẫn giữ được sự kiểm soát gần như tuyệt đối sự kiểm soát, chỉ có thể là Pep. Tuy nhiên, yếu tố con người là không thể không nhắc đến, vì một hệ thống như này sẽ đặt một khối lượng công việc tương đối lớn lên các số 8 cũng như hai winger, và chắc sẽ chỉ vận hành được trơn tru với sự hiện diện Cancelo mà thôi. Big match đá được như này không cũng là một dấu hỏi, vì một khối rest defence 2-3 very narrow dường như là hơi mạo hiểm…




 
 
 

Opmerkingen


bottom of page